Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Người gửi tiền nên biết

Nhiều TCTD đạt chuẩn quốc tế về an ninh bảo mật

Thứ 2 , 26/09/2016
Nhờ sự cố gắng, nỗ lực của các đơn vị trong toàn Ngành, số lượng các tổ chức tín dụng (TCTD) đạt các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh bảo mật đã tăng lên hàng năm. Đến nay, trong số 34 TCTD đang triển khai tiêu chuẩn PCI DSS, có 8 TCTD đã nhận được chứng nhận đạt chuẩn; 14 TCTD đang triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001, đã có 7 TCTD nhận được chứng nhận đạt chuẩn.

Theo ông Lê Mạnh Hùng - Cục trưởng Cục Công nghệ tin học (NHNN), để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế và mở rộng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cho người dân, đặc biệt là các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trong thời gian qua, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức trong toàn ngành ưu tiên đầu tư các nguồn lực cho đổi mới công nghệ, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ và đã đạt được những kết quả rất tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những mục tiêu phát triển, NHNN cũng nhận thấy những rủi ro tiềm ẩn từ việc cung cấp dịch vụ qua mạng, do đó để đảm bảo an toàn cho các hệ thống dịch vụ và nhất là cho khách hàng, trong thời gian qua NHNN đã nghiên cứu, ban hành nhiều văn bản quy phạm hướng dẫn các TCTD, các tổ chức trung gian thanh toán trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử đảm bảo an toàn bảo mật. Song song với việc ban hành các văn bản quy phạm, hàng năm NHNN đều tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát để phát hiện, khuyến nghị và chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, hạn chế. Từ 2010 đến nay, NHNN đã tiến hành 74 đợt kiểm tra về công nghệ thông tin (CNTT) tại 55 TCTD.

Ngoài các hoạt động nêu trên, NHNN còn là đầu mối tiếp nhận các cảnh báo về lỗ hổng bảo mật, nguy cơ mất an toàn của hệ thống CNTT từ các Bộ, ngành và các tập đoàn, công ty CNTT đối tác, để cảnh báo, chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành có giải pháp kịp thời phòng, tránh không để xảy ra các hiện tượng mất an toàn. NHNN đã phát hành 8 văn bản trong năm 2014, 11 văn bản trong năm 2015 và 07 văn bản trong năm 2016 để cảnh báo và chỉ đạo các TCTD, tổ chức trung gian thanh toán.

Những quy định của NHNN, cùng các văn bản chỉ đạo đã ban hành trong thời gian qua đã tạo được hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, điều chỉnh và hướng dẫn các TCTD làm tốt công tác an ninh, an toàn trong công tác thanh toán.

Triển khai các văn bản chỉ đạo của NHNN, các TCTD đã quan tâm đầu tư, đổi mới công nghệ, từng bước hoàn chỉnh hạ tầng CNTT nói chung và hạ tầng an ninh, bảo mật cho công tác thanh toán nói riêng. Theo ông Lê Mạnh Hùng, hiện nay 100% các TCTD đã đầu tư, trang bị các giải pháp an ninh bảo mật cơ bản như: Tường lửa; Hệ thống phát hiện xâm nhập; Hệ thống phòng chống vi rút; Xác thực đa thành tố và Mã hóa dữ liệu. Phần lớn các TCTD cũng đã trang bị các giải pháp tăng cường an toàn, an ninh mạng như:  Hệ thống quản lý sự kiện an ninh; phòng chống thư rác; lọc nội dung trang Web; quản lý nhật ký; Hệ thống đánh giá điểm yếu ứng dụng và mạng; và chữ ký số PKI.

Nhờ sự cố gắng, nỗ lực của các đơn vị trong toàn Ngành, số lượng các TCTD đạt các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh bảo mật đã tăng lên hàng năm. Đến nay, trong số 34 TCTD đang triển khai tiêu chuẩn PCI DSS, có 8 TCTD đã nhận được chứng nhận đạt chuẩn; 14 TCTD đang triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001, đã có 7 TCTD nhận được chứng nhận đạt chuẩn. Toàn bộ các hệ thống công nghệ cho công tác thanh toán tại các TCTD, tổ chức trung gian thanh toán đều an toàn và cung cấp dịch vụ bình thường.

Cục trưởng Lê Mạnh Hùng cho biết, triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp thúc đẩy và khuyến khích các ngân hàng đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật cao trong hoạt động thanh toán, trong thời gian tới NHNN sẽ tổ chức triển khai một số nhóm giải pháp chính như sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc phát triển hạ tầng công nghệ. Cụ thể: Tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và quy định về CNTT để  tiêu chuẩn hóa hạ tầng công nghệ ngân hàng tiệm cận với công nghệ trên thế giới và đáp ứng yêu cầu chiến lược về phát triển khoa học, công nghệ của ngành Ngân hàng; Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng dụng CNTT ngành 2016-2020 để phát triển đồng bộ công nghệ ngân hàng của toàn Ngành; Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc ứng dụng CNTT của các TCTD thông qua công tác báo cáo, kiểm tra tại chỗ và đánh giá, xếp loại hàng năm.

Thứ hai, triển khai các hoạt động hợp tác, hỗ trợ trong toàn ngành như: Triển khai hoạt động của Tổ chức ứng cứu sự cố CNTT của ngành Ngân hàng để huy động lực lượng, chia sẻ thông tin, diễn tập và tổ chức ứng cứu sự cố CNTT trong phạm vi toàn ngành Ngân hàng; Xây dựng và tổ chức hoạt động của trung tâm giám sát an ninh CNTT ngành Ngân hàng để thực hiện giám sát hàng ngày, phân tích, cảnh báo các rủi ro về an ninh và đề xuất giải pháp xử lý;  Xây dựng đội ngũ chuyên gia an ninh CNTT của ngành Ngân hàng đủ trình độ để bảo vệ và ứng phó kịp thời với các sự cố về an ninh thông tin; Ký và triển khai  các hoạt động hợp tác, chia sẻ thông tin và hỗ trợ xử lý sự cố về an ninh thông tin với các đơn vị ngoài ngành Ngân hàng.

Thứ ba, thực hiện tốt công tác truyền thông, nâng cao nhận thức trong toàn ngành về nguy cơ, rủi ro và các hành động phải thực hiện ngay để nâng cao an ninh thông tin trong toàn ngành Ngân hàng; Tổ chức thống nhất chỉ đạo hoạt động truyền thông trong toàn ngành Ngân hàng để làm tốt công tác truyền thông cho người dân để  phòng, chống, giảm thiểu các rủi ro mất an toàn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Ông Lê Mạnh Hùng – Cục trưởng Cục Công nghệ tin học cũng cho biết một số nhiệm vụ triển khai Quý IV/2016 về lĩnh vực CNTT như: Ban hành lộ trình áp dụng chuẩn ISO27001 và PCI/DSS cho các TCTD; Nghiên cứu, yêu cầu các ngân hàng áp dụng bổ sung các phương thức bảo mật mới an toàn hơn; Xây dựng chương trình hợp tác phòng chống tội phạm giữa các đơn vị NHNN và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao và Cục An ninh mạng của Bộ Công an, Cục An ninh thông tin và Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam của Bộ Thông tin truyền thông; Tổ chức đoàn kiểm tra các ngân hàng về an ninh, bảo mật trong công tác thanh toán.

 

Ngày 8/9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo về việc đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán. Theo đó, để hạn chế thấp nhất rủi ro, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán nói chung, thanh toán thẻ, thanh toán điện tử cũng như đảm bảo quyền lợi của khách hàng và ngân hàng, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, trước ngày 15/10/2016 ban hành qui định các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán cần ghi rõ trong các hợp đồng cung ứng dịch vụ nội dung cụ thể về trách nhiệm trong việc tiếp nhận thông tin từ khách hàng, thời gian xử lý, phương án đền bù đối với các trường hợp phát sinh rủi ro, sự cố trong hoạt động thanh toán.

Theo ông Nghiêm Thanh Sơn – Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN), thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN hiện đang khẩn trương rà soát toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau quy định về trách nhiệm của các ngân hàng, quy định liên quan đến hợp đồng đối với từng loại dịch vụ thanh toán để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định này theo nội dung chỉ đạo của Thủ tướng. Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật do NHNN ban hành trong lĩnh vực thanh toán đã có các quy định về trách nhiệm của các ngân hàng trong việc đảm bảo an toàn, bảo mật, kiểm soát rủi ro cũng như xử lý các vấn đề tra soát, khiếu nại của khách hàng.

 

Các tin khác

Tín dụng nền kinh tế đạt hơn 17,2 triệu tỷ đồng đến ngày 30/6/2025
Tín dụng nền kinh tế đạt hơn 17,2 triệu tỷ đồng đến ngày 30/6/2025

Đó là một trong những nội dung được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà chia sẻ khi chủ trì họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2025, diễn ra sáng 8/7, tại Hà Nội.

Lấy ý kiến Hồ sơ xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Tiền di động
Lấy ý kiến Hồ sơ xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Tiền di động

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến về Hồ sơ xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Tiền di động (Mobile Money) với một số nội dung quan trọng.

Từ ngày 1/7/2025, người trẻ mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi lãi suất 5,9%/năm
Từ ngày 1/7/2025, người trẻ mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi lãi suất 5,9%/năm

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản số 5312/NHNN - CSTT về lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội và văn bản số 5313/NHNN-CSTT về lãi suất cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ.

Quy định mới liên quan đến tiền gửi sau khi tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân
Quy định mới liên quan đến tiền gửi sau khi tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân, trong đó có nội dung quy định về hoạt động nhận tiền gửi.

Tạo điều kiện cho người trẻ vay mua nhà ở xã hội
Tạo điều kiện cho người trẻ vay mua nhà ở xã hội

Ngành Ngân hàng đang thực hiện nhiều giải pháp để ưu tiên nguồn vốn tín dụng và phối hợp các Bộ, ngành liên quan tháo gỡ những rào cản nhằm giúp người trẻ dưới 35 tuổi đủ điều kiện vay mua nhà ở xã hội với lãi suất ưu đãi kéo dài.

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm: Kiên định mục tiêu, quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2025
  • Công đoàn BHTGVN triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025
  • Đoàn Thanh niên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025
  • Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Tây Bắc Bộ: Vững vàng với sứ mệnh bảo vệ người gửi tiền
  • Ngành Ngân hàng chung tay ủng hộ 82 tỉ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Đại hội Đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030
  • Đại hội đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030: Phát huy tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Hiệu quả - Phát triển”
  • Đại hội Đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030
  • Ngành Ngân hàng sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối tháng cuối năm 2025
  • Tín dụng nền kinh tế đạt hơn 17,2 triệu tỷ đồng đến ngày 30/6/2025
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 68 Quý II năm 2025
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20, đường Tôn Thất Thuyết, phường Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ