Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Người gửi tiền nên biết

Lấy ý kiến Hồ sơ xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Tiền di động

Thứ 3 , 08/07/2025
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến về Hồ sơ xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Tiền di động (Mobile Money) với một số nội dung quan trọng.

Tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính

NHNN cho biết, mục đích ban hành Nghị định là tạo hành lang pháp lý chính thức cho một dịch vụ thanh toán mới trên cơ sở tận dụng hạ tầng viễn thông (dịch vụ Mobile Money) thuộc quản lý của NHNN, Bộ Khoa học và Công nghệ, phù hợp với thực tiễn, tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc ghi nhận được trong quá trình thí điểm, góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động, mang lại tiện ích cho người sử dụng; tăng cường tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của Việt Nam.

Bên cạnh đó, tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động, mang lại tiện ích cho người sử dụng.

Đồng thời, pháp lý hóa vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động cung ứng dịch vụ Mobile Money của các bộ, cơ quan liên quan trong quản lý, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ Tiền di động. Quy định cụ thể hóa các hành vi vi phạm, điều kiện kinh doanh, trách nhiệm và nghĩa vụ các bên liên quan, làm cơ sở để cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ Mobile Money. Thiết lập và kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng của các chủ thể tham gia cung ứng dịch vụ.

Cũng theo NHNN, bằng việc tạo ra một khuôn khổ pháp lý chính thức cho loại hình dịch vụ này, Nghị định sẽ mở ra một kênh thanh toán điện tử mới, dễ tiếp cận cho các giao dịch hàng hóa, dịch vụ hợp pháp, kể cả dịch vụ công, góp phần giảm lượng tiền mặt lưu thông. Dự thảo Nghị định cũng cho phép khách hàng sử dụng Mobile Money để thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài. Đây là một bước tiến mới, thể chế hóa chủ trương hội nhập kinh tế, tạo thuận lợi cho người dân trong các giao dịch xuyên biên giới có giá trị nhỏ.

Đề xuất nâng hạn mức Mobile Money lên 100 triệu đồng

Một nội dung đáng chú ý khác tại Dự thảo, cơ quan quản lý đề xuất nâng hạn mức Mobile Money lên 100 triệu đồng. Trong báo cáo tổng kết, NHNN cho biết, qua phản ánh của doanh nghiệp thì hạn mức quy định hiện nay là không quá 10 triệu đồng/tháng/tài khoản Mobile Money cho tổng các giao dịch: rút tiền, chuyển tiền và thanh toán, các doanh nghiệp thực hiện thí điểm cho rằng chưa phù hợp với thu nhập và hoạt động kinh doanh của người dân hiện nay, chưa thu hút được khách hàng, khách hàng không nhận thấy được lợi ích, tính thuận tiện của Mobile Money so với các dịch vụ khác. Do đó, các doanh nghiệp thực hiện thí điểm đề xuất tăng hạn mức giao dịch lớn hơn 10 triệu đồng/tháng/tài khoản Mobile-Money cho tổng các giao dịch đã nêu trên.

Cũng theo NHNN, hạn mức 100 triệu đồng không áp dụng đối với các giao dịch thanh toán dịch vụ thiết yếu như: dịch vụ công, điện, nước, học phí, viện phí, bảo hiểm xã hội... (được cộng thêm hạn mức 100 triệu đồng/tháng cho các giao dịch thanh toán dịch vụ thiết yếu). Điều này tạo ra sự linh hoạt rất lớn, giúp dịch vụ Tiền di động trở thành một công cụ thanh toán tiện lợi hơn cho các nhu cầu hàng ngày của người dân.

Quản lý chặt chẽ tài khoản, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng

Bên cạnh đó, Dự thảo cũng đặt yêu cầu quản lý tài khoản chặt chẽ hơn. Cụ thể, tại khoản 4 Điều 9 có nêu rõ: “Các tổ chức cung ứng dịch vụ Mobile Money có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và đảm bảo việc sử dụng tài khoản Mobile Money của khách hàng là phù hợp với hạn mức đã được tổ chức cung ứng dịch vụ Mobile Money cấp cho khách hàng đó. Tổ chức cung ứng dịch vụ Mobile Money phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong trường hợp khách hàng sử dụng tài khoản Mobile Money không đúng hạn mức đã được tổ chức cung ứng dịch vụ Mobile Money cấp cho khách hàng theo quy định tại Nghị định này”.

Dự thảo Nghị định bổ sung quy định cho phép người dùng nạp tiền mặt, nhận tiền từ tài khoản thanh toán và ví điện tử, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của Mobile Money trên thị trường.

Liên quan đến thủ tục hành chính, việc cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ Mobile Money là cơ sở để NHNN thực hiện chức năng quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ, qua đó nhằm hạn chế rủi ro, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng khi sử dụng dịch vụ này.

Trong một số trường hợp cụ thể, NHNN sẽ có văn bản thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ Mobile Money đã cấp cho tổ chức cung ứng dịch vụ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 dự thảo Nghị định. Đơn cử: Tổ chức cung ứng dịch vụ Mobile Money sử dụng, lợi dụng tài khoản thanh toán, phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật, rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ Mobile Money phát hiện trong thời hạn 6 tháng liên tục, tổ chức không thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ Mobile Money được cấp phép cho khách hàng…

Theo NHNN, thủ tục hành chính về thu hồi Giấy phép được xây dựng nhằm đảm bảo tính minh bạch, công khai và khách quan trong quá trình xử lý. Đây cũng là căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy phép, qua đó kịp thời ngăn chặn rủi ro phát sinh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

PV

Các tin khác

Tín dụng nền kinh tế đạt hơn 17,2 triệu tỷ đồng đến ngày 30/6/2025
Tín dụng nền kinh tế đạt hơn 17,2 triệu tỷ đồng đến ngày 30/6/2025

Đó là một trong những nội dung được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà chia sẻ khi chủ trì họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2025, diễn ra sáng 8/7, tại Hà Nội.

Từ ngày 1/7/2025, người trẻ mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi lãi suất 5,9%/năm
Từ ngày 1/7/2025, người trẻ mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi lãi suất 5,9%/năm

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản số 5312/NHNN - CSTT về lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội và văn bản số 5313/NHNN-CSTT về lãi suất cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ.

Quy định mới liên quan đến tiền gửi sau khi tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân
Quy định mới liên quan đến tiền gửi sau khi tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân, trong đó có nội dung quy định về hoạt động nhận tiền gửi.

Tạo điều kiện cho người trẻ vay mua nhà ở xã hội
Tạo điều kiện cho người trẻ vay mua nhà ở xã hội

Ngành Ngân hàng đang thực hiện nhiều giải pháp để ưu tiên nguồn vốn tín dụng và phối hợp các Bộ, ngành liên quan tháo gỡ những rào cản nhằm giúp người trẻ dưới 35 tuổi đủ điều kiện vay mua nhà ở xã hội với lãi suất ưu đãi kéo dài.

Nhiều điểm tích cực trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2025
Nhiều điểm tích cực trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2025

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Tín dụng nền kinh tế đạt hơn 17,2 triệu tỷ đồng đến ngày 30/6/2025
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua chính sách Bảo hiểm tiền gửi- chính sách bảo vệ người gửi tiền
  • Hội thao chào mừng Đại hội Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030
  • Bảo hiểm tiền gửi Costa Rica và Bảo hiểm tiền gửi Trung Phi gia nhập Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chuyển đổi số mạnh mẽ, đảm bảo an toàn cho người gửi tiền
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham dự Hội thảo Quốc tế về tài chính năm 2025
  • Lấy ý kiến Hồ sơ xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Tiền di động
  • Đề xuất một số quy định mới về xếp hạng ngân hàng
  • Đại hội Đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030: Đại hội của Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Hiệu quả và Phát triển
  • Mối quan hệ giữa chính sách bảo hiểm tiển gửi với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ