Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Người gửi tiền nên biết

Lãi suất vay qua thẻ tín dụng có quá cao?

Thứ 4 , 03/08/2016
Lãi suất vay qua thẻ tín dụng mà ngân hàng công bố thực chất chỉ áp dụng với số dư còn lại kể từ khi hết hạn 45 ngày miễn lãi chứ không phải toàn bộ số tiền đã vay qua thẻ. Nếu tính cả phần lãi vay được miễn tối đa 45 ngày thì lãi suất thẻ tín dụng chỉ còn ở mức thấp hơn nhiều (thông thường khoảng 1/3 mức lãi suất danh nghĩa mà các ngân hàng thương mại niêm yết).

Nhiều tiện ích với thẻ tín dụng

Việc thanh toán qua thẻ tín dụng là một dịch vụ ngày càng phát triển mạnh trên thế giới và Việt Nam nhờ các tiện ích lớn đối với người sử dụng trong cuộc sống hiện đại. Thẻ tín dụng là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp. Chủ thẻ được ngân hàng cấp tín dụng dựa trên uy tín của mình. Khi thực hiện mua sắm hàng hóa dịch vụ, chủ thẻ không cần phải trả tiền mặt ngay mà thay vào đó, ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người bán và chủ thẻ thanh toán sau cho ngân hàng, tạo nên một quan hệ tín dụng. Chi tiêu sử dụng thẻ tín dụng hướng đến tiêu dùng cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là thanh toán qua mạng.

Thẻ tín dụng mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng về cả hỗ trợ vốn và dịch vụ thanh toán. Trước hết, xét từ góc độ cơ chế cho vay, thẻ tín dụng đơn giản hóa tối đa thủ tục cấp tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Nếu như ở hình thức tín dụng thông thường, người vay cần ký hợp đồng, khai báo thông tin đối với từng khoản vay thì khi vay qua thẻ, người vay chỉ cần ký hợp đồng và khai báo một lần sau đó có thể vay tiền của ngân hàng với số lần vay không hạn chế miễn là không vượt quá hạn mức tín dụng được cấp. Thứ hai, ngân hàng phát hành thẻ thường có điều khoản miễn lãi cho chủ thẻ tối đa đến 45 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, khách hàng được hưởng lãi suất 0% đối với khoản tín dụng mà ngân hàng cấp qua thẻ tín dụng trong vòng tối đa 45 ngày. Thứ ba, thẻ tín dụng là hình thức cấp tín dụng tín chấp mà ngân hàng căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng mà quy định hạn mức phù hợp.

Ngoài ra, khách hàng ngày càng sử dụng thẻ tín dụng nhiều hơn nhờ khả năng tiếp cận rất thuận lợi với các dịch vụ thanh toán hiện đại đang ngày càng phát triển và thâm nhập sâu hơn vào mọi lĩnh vực của đời sống. Chủ thẻ được tiếp cận một cách thường xuyên liên tục với các dịch vụ thanh toán của ngân hàng và các cơ chế thanh toán quốc tế với chi phí thấp. Khách hàng có thể mua hàng hóa, dịch vụ ở trong nước, nước ngoài, tại quầy hoặc qua mạng đều hết sức đơn giản, tiết kiệm thời gian, rút ngắn không gian mà không phải dùng tiền mặt. Đồng thời, khách hàng cũng được hưởng lợi ngày càng nhiều từ các chương trình khuyến mại, giảm giá của các nhà bán lẻ có liên kết với các ngân hàng phát hành thẻ.

Rõ ràng, bên cạnh lợi ích từ một hình thức cấp tín dụng linh họat, lợi ích thanh toán, mua sắm ngày càng phát triển không ngừng là nguyên nhân khiến thẻ tín dụng ngày càng trở nên hấp dẫn trong cuộc sống hiện đại nhất là tại các nước đang phát triển có dân số trẻ, xu thế tiêu dùng cá nhân gia tăng mạnh như Việt Nam.

Vì sao lãi suất thẻ tín dụng niêm yết cao hơn lãi suất cho vay thông thường?

Thẻ tín dụng có nhiều tiện ích và được sử dụng rộng rãi nhưng trên thực tế, trái ngược với các chương trình cho vay có mức lãi suất thấp, lãi vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng vẫn ở mức rất cao và đang có chiều hướng tăng. Mức lãi suất mà các ngân hàng tại Việt Nam áp dụng cũng rất đa dạng từ khoảng 15%/năm đến 30%/năm tùy theo từng nhóm ngân hàng. Các ngân hàng quốc doanh niêm yết lãi suất thấp nhất sau đó đến các ngân hàng cổ phẩn và cao nhất là các ngân hàng nước ngoài.

Trên thế giới, lãi suất thẻ tín dụng bao giờ cũng ở mức rất cao so với mặt bằng lãi suất tín dụng thông thường. Ở Anh, trong khi mặt bằng lãi suất ở mức thấp trong vài năm qua do NHTW nước này duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp kỷ lục 0,5%/năm thì lãi suất thẻ tín dụng liên tục ở mức cao. Tháng 5/2011 lãi suất thẻ tín dụng trung bình tăng lên tới 19,1%/năm và hạ xuống mức 17,3%/năm vào tháng 10/2012. Lãi suất thẻ tín dụng các năm trước đó cũng đều ở mức trên dưới 20%/năm. Tại Pháp, lãi suất thẻ tín dụng trung bình cuối năm 2013 cũng ở mức 15%/năm, đối với các khách hàng kém tin cậy, lãi suất có thể lên tới gần 25%/năm.

Có thể nói, các lợi ích gia tăng nói trên của thẻ tín dụng góp phần khiến giá dịch vụ thẻ tín dụng (phản ánh thông qua lãi suất) cao hơn hình thức cấp tín dụng thông thường vì ngoài lãi suất tín dụng thông thường, lãi suất thẻ tín dụng còn bao gồm cả các loại phí khác đối với dịch vụ liên quan.

Trước hết, thẻ tín dụng là loại hình tín chấp, do vậy yêu cầu phải có phần bù rủi ro so với tín dụng thông thường (có thế chấp). Phần bù rủi ro này cao hơn đối với khách hàng có mức tín nhiệm thấp và ngược lại. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, rủi ro không thanh toán đủ, đúng hạn của khách hàng tăng cũng khiến chi phí bù rủi ro tăng.

Ngoài ra, ngân hàng phải chịu chi phí phát sinh thông qua việc cung cấp hạn mức thấu chi tối đa 45 ngày qua thẻ tín dụng. Nếu chủ thẻ thanh toán đầy đủ khoản vay trước hạn phải thanh toán (tối đa 45 ngày theo quy định) thì thực tế chủ thẻ đã được vay vốn với lãi suất 0%/năm trong thời hạn nói trên. Lãi suất thẻ tín dụng mà ngân hàng công bố thực chất chỉ áp dụng với số dư còn lại kể từ khi hết hạn 45 ngày miễn lãi chứ không phải toàn bộ số tiền đã vay qua thẻ. Đây là đặc điểm làm phát sinh chi phí đáng kể trong hoạt động thẻ tín dụng vì ngân hàng phải cho vay lãi suất 0%/năm đối khách hàng trong vòng tối đa 1,5 tháng trong khi vẫn phải trả lãi huy động. Nếu tính cả phần lãi vay được miễn tối đa 45 ngày thì lãi suất thẻ tín dụng chỉ còn ở mức thấp hơn nhiều (thông thường khoảng 1/3 mức lãi suất danh nghĩa mà các ngân hàng thương mại niêm yết).

Bên cạnh đó, ngân hàng phải đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật để cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng sử dụng thẻ, ngoài ra là chi phí tham gia các liên minh thanh toán quốc tế và trả phí cho các công ty cung cấp dịch vụ thẻ quốc tế như Visa, Mastercard…Chưa kể, chi phí để tăng cường an ninh, bảo mật thẻ.

Như vậy, nếu tính cả thời gian không tính lãi tối đa 45 ngày được miễn lãi thì lãi suất áp dụng với thẻ tín dụng không quá cao. Bên cạnh đó, khách hàng được quyền vay vốn từ ngân hàng với thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Lãi suất thẻ tín dụng không đơn thuần là lãi suất cấp tín dụng mà còn phản ánh tất cả các chi phí khách hàng phải trả để được cấp tín dụng qua hình thức này và sử dụng các dịch vụ thanh toán một cách thuận lợi.

 

Một số lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng

Do chưa hiểu hết cơ chế hoạt động của thẻ tín dụng cũng như giữ thói quen cũ như giao dịch với thẻ ATM (rút tiền mặt, quên mình đang tiêu bằng tiền đi vay…) có thể khiến chủ thẻ tín dụng gặp rủi ro, thậm chí rơi vào cảnh nợ nần.

Dưới đây là một số qui tắc: 

- Cẩn trọng khi lựa chọn thẻ: Cần cân bằng giữa nhu cầu sử dụng và các khoản phí.

- Nắm vững cách tính lãi suất: Cần tìm hiểu  xem mình có bao nhiêu ngày không bị tính lãi trên khoản chi tiêu của mình, cũng như mức lãi suất áp dụng cho khoản tiền mà bạn chưa kịp thanh toán vào cuối tháng.

- Hãy thanh toán hết các khoản chi tiêu vào cuối tháng: Nếu không đủ khả năng để trả được hết, hãy cố gắng trả nhiều hơn mức thanh toán tối thiểu để giảm bớt lãi suất phải chịu.

- Kiểm tra hạn mức chi tiêu của thẻ tín dụng: Hãy tính hạn mức chi tiêu bằng mức bạn có thể chi trả chứ không phải bằng mức bạn muốn tiêu dùng.

- Cân nhắc trước khi nhận hạn mức chi tiêu cao hơn hoặc khi mở một tài khoản tín dụng khác;

- Hiểu được cơ chế tính phí khi rút tiền mặt: Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể rút tiền mặt trực tiếp bằng thẻ tín dụng từ máy ATM, tuy nhiên, bạn hãy biết rằng bạn sẽ bị tính phí cho dịch vụ này ngay từ ngày rút tiền.

- Tránh mình khỏi những cám dỗ mua sắm:

- Nguyên tắc 20-10: Thẻ tín dụng là các khoản nợ, vì vậy cần tránh vay tiêu dùng nhiều hơn 20% của mức thu nhập thực lĩnh hàng năm của bạn (không bao gồm các khoản vay thế chấp). Đồng thời, khoản chi trả cho những món nợ này không nên vượt quá 10% của thu nhập thực lĩnh hàng tháng của bạn.

- Giữ gìn thẻ cẩn thận: Báo cho ngân hàng phát hành thẻ kịp thời khi thẻ bị mất hoặc đánh cắp.

 

Các tin khác

Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng
Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 02/2025/TT-NHNN quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.

Gia hạn thời gian thí điểm dịch vụ mobile money đến hết năm 2025
Gia hạn thời gian thí điểm dịch vụ mobile money đến hết năm 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 87/NQ-CP về việc gia hạn thời gian thực hiện thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ - mobile money (Nghị quyết 87). Nghị quyết 87 có hiệu lực từ 15/4/2025

Tiền gửi dân cư tại các TCTD lập kỷ lục hơn 7 triệu tỷ đồng
Tiền gửi dân cư tại các TCTD lập kỷ lục hơn 7 triệu tỷ đồng

Số liệu tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng (TCTD) tại thời điểm cuối tháng 12/2024 vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố.

Hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, toàn diện của người dân đối với sản phẩm, dịch vụ tài chính: Bảo đảm "6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền"
Hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, toàn diện của người dân đối với sản phẩm, dịch vụ tài chính: Bảo đảm "6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền"

Đó là một trong những nội dung được đưa ra trong Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai, do Văn phòng Chính phủ vừa ban hành

Đảm bảo an ninh, bảo mật trong cung cấp và sử dụng dịch vụ thẻ
Đảm bảo an ninh, bảo mật trong cung cấp và sử dụng dịch vụ thẻ

Việc ngăn ngừa tình trạng lợi dụng hoạt động thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp...

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Chi nhánh BHTGVN khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Giao lưu thể thao chào mừng Đại hội Đảng các cấp của BHTGVN
  • Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng
  • Đại hội các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
  • Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên tại Đảng bộ chi nhánh BHTGVN tại TP Hà Nội
  • Đảng bộ Chi nhánh BHTGVN tại TP. HCM: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực thi chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”
  • Chi bộ Nghiên cứu tổng hợp và Hợp tác quốc tế tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027
  • Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam
  • Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025
  • NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT
Quản lý ấn phẩm
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 51 - Quý I năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ