Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Người gửi tiền nên biết

Tập trung vào chất lượng tăng trưởng

Thứ 4 , 25/10/2017
Sử dụng các công cụ về chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thời gian qua rất phù hợp để giúp ổn định vĩ mô, qua đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.  
Chính sách tiền tệ phù hợp giúp ổn định vĩ mô

Trong ngày làm việc thứ hai của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đã dành nửa ngày 24/10 để thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018. Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc Chính phủ đã chỉ đạo theo dõi sát, điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng.Giá tiêu dùng bình quân 9 tháng tăng 3,79%, ước cả năm khoảng 4%, lạm phát cơ bản khoảng 1,6%. Đặc biệt, tín dụng 9 tháng tăng 12%, cơ cấu chuyển dịch tích cực, chất lượng được nâng lên; thanh khoản, an toàn hệ thống được bảo đảm. Mặt bằng lãi suất giảm, trong đó các lĩnh vực ưu tiên giảm 0,5 - 1%. Tỷ giá, thị trường vàng, ngoại tệ, giá trị đồng tiền Việt Nam ổn định. NHNN đã mua thêm hơn 6 tỷ USD, nâng mức dự trữ ngoại hối lên trên 45 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, kinh tế năm 2017 ngoài việc có thể đạt mục tiêu tăng trưởng thì kết quả có ý nghĩa cao hơn là chúng ta tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó điều hành chính sách tiền tệ đóng vai trò hết sức quan trọng. Cách chúng ta sử dụng các công cụ về chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thời gian qua rất phù hợp để giúp ổn định vĩ mô, qua đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

Có thể thấy gần đây nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư tư nhân trong nước cũng bỏ tiền ra đầu tư. Điều này thể hiện qua chỉ số chứng khoán. Phân tích cụ thể, đại biểu Nguyễn Văn Thắng – Chủ tịch HĐQT VietinBank cho rằng, đạt được mục tiêu GDP 9 tháng 6,41% và cả năm có thể đạt mục tiêu 6,7% có sự đóng góp của một số lĩnh vực như công nghiệp, du lịch, nông nghiệp.

Đơn cử, chỉ số sản xuất công nghiệp đóng góp khá nhiều vào tăng trưởng kinh tế ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 12,77% (cao hơn cùng kỳ năm 2016), đóng góp 2,15 điểm phần trăm, cùng với đó là tăng trưởng xuất khẩu cũng khá tốt khi những sản phẩm nông nghiệp như chè, cao su xuất khẩu đạt hiệu quả. Qua đó, giúp cho nhập siêu của chúng ta trong 9 tháng chỉ hơn 400 triệu USD, khoảng 1%, trong khi mục tiêu Quốc hội đặt ra năm 2017 nhập siêu khoảng 3,5%. Dự báo, nhiều khả năng kết thúc năm nay nhập siêu chỉ ở mức 1,5%, khoảng 3 tỷ USD.

Song các đại biểu cũng cho rằng, tăng trưởng kinh tế vẫn còn một số điểm cần lưu ý như năng suất lao động còn thấp, chỉ số ICOR (hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư) còn cao… Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Bí thư thành ủy Hà Nội cho rằng, theo báo cáo của Chính phủ năm nay có 13 chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch, trong đó có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Những chỉ tiêu mà năm ngoái khó khăn như xuất khẩu, tổng vốn đầu tư toàn xã hội hay tỷ lệ giường bệnh trên một vạn dân thì nay tăng cao. Người dân được sống trong đất nước bình yên, trật tự an toàn xã ổn định.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, trong 5 chỉ tiêu chúng ta vượt kế hoạch vẫn cần phân tích kỹ. Ví dụ như tỷ lệ BHYT đạt 83% nhưng chủ yếu là ở các tỉnh miền núi được hỗ trợ từ ngân sách. Còn các tỉnh, thành phố mà người dân tự nguyện, tự bỏ tiền ra tham gia BHYT thì rất thấp. Hay như đạt được 25 giường bệnh/vạn dân, nhưng chỉ tập trung ở các tuyến trên, còn các tuyến huyện thì cần phải phân tích kỹ để có giải pháp.

Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn – Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho rằng, chúng ta nói là đã đưa 5 bệnh viện Trung ương và tuyến cuối vào hoạt động, nhưng để giải quyết được tình trạng quá tải bệnh viện thì còn rất khó khăn. Theo đại biểu Tuấn, vấn đề là phải có giải pháp để kéo giãn ra ở các tuyến, nhất là nâng cao chất lượng ở các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh để giảm tải áp lực cho bệnh viện tuyến trung ương.

Cần đẩy mạnh các lĩnh vực là nội lực của tăng trưởng

Với mục tiêu của Chính phủ đặt ra trong năm 2018 là GDP tăng 6,5 - 6,7%; Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7 - 8% được đa số các đại biểu đồng tình. Theo đại biểu Nguyễn Văn Thắng, mục tiêu GDP năm 2018 đặt ra như vậy là hợp lý.

Mặc dù có ý kiến cho rằng, với đà tăng trưởng GDP quý 3/2017 tới mức 7,46% thì mục tiêu của năm 2018 từ 6,5 - 6,7% có thấp không? Tăng trưởng của chúng ta bấy lâu nay phụ thuộc vào vốn ngân hàng nhiều, trong khi ở các nước trên thế giới vốn ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn, vốn lưu động, còn dài hạn chủ yếu là thị trường vốn. Do đó, nếu đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cao, vốn tín dụng ngân hàng sẽ phải đưa ra nhiều hơn thì lại lo ngại lạm phát. Còn về mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu, ông Thắng cho rằng, vấn đề là tỷ trọng của các DN trong nước đóng góp vào bao nhiêu phần trăm trong con số tăng trưởng xuất khẩu mới là điều quan trọng.

Quan trọng là chất lượng tín dụng
Chỉ tiêu tín dụng Quốc hội không giao mà chỉ là chỉ tiêu định hướng và Chính phủ có thể điều hành tăng 20 - 21%. 9 tháng tín dụng đã tăng 12%, 3 tháng cuối tăng thêm 9% thì sợ lạm phát không? Tôi cho rằng không lo ngại vì đây chỉ là chỉ tiêu định hướng, điều hành tín dụng còn phụ thuộc khả năng hấp thụ của nền kinh tế chứ không nhất quyết phải tăng theo con số đó. Mặt khác, mức tăng tín dụng 20 - 21% cũng không phải con số quá cao. Trước đây tín dụng tăng 30- 36% và cao điểm nhất như năm 2009 là tăng 53,9% thì giờ chỉ còn chưa đến một nửa.

Tuy vậy, điều Chính phủ đặc biệt chú ý trong điều hành là tổng mức tín dụng không quan trọng bằng chất lượng tín dụng. Vừa rồi chủ yếu tín dụng chảy vào công nghiệp chế tạo, nông nghiệp, nhìn chung, dòng tiền đi đúng hướng.

(Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ)

 
Cũng đồng tình với mục tiêu của năm 2018, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, Chính phủ đưa ra mục tiêu GDP “khiêm tốn”chứng tỏ, Chính phủ không phải chạy theo lượng, quy mô mà ở đây là đổi mới mô hình tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng. Theo ông Cường, để đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2018, Chính phủ cần tập trung đẩy mạnh vào cải cách thể chế, bộ máy quản lý hành chính. Muốn đưa tăng trưởng cao và bền vững mà không cải cách thể chế, không cải cách bộ máy hành chính nhà nước thì không phát triển được...
Tại sao các DN Nhà nước và FDI không kêu ca về môi trường đầu tư kinh doanh mà chỉ các DN tư nhân mới kêu, đó là vì chúng ta chưa tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng” – ông Cường lưu ý. Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp phải xem đó là những ngành tạo nội lực cho sự phát triển kinh tế đất nước bền vững.

Các tin khác

Tín dụng nền kinh tế đạt hơn 17,2 triệu tỷ đồng đến ngày 30/6/2025
Tín dụng nền kinh tế đạt hơn 17,2 triệu tỷ đồng đến ngày 30/6/2025

Đó là một trong những nội dung được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà chia sẻ khi chủ trì họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2025, diễn ra sáng 8/7, tại Hà Nội.

Lấy ý kiến Hồ sơ xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Tiền di động
Lấy ý kiến Hồ sơ xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Tiền di động

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến về Hồ sơ xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Tiền di động (Mobile Money) với một số nội dung quan trọng.

Từ ngày 1/7/2025, người trẻ mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi lãi suất 5,9%/năm
Từ ngày 1/7/2025, người trẻ mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi lãi suất 5,9%/năm

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản số 5312/NHNN - CSTT về lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội và văn bản số 5313/NHNN-CSTT về lãi suất cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ.

Quy định mới liên quan đến tiền gửi sau khi tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân
Quy định mới liên quan đến tiền gửi sau khi tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân, trong đó có nội dung quy định về hoạt động nhận tiền gửi.

Tạo điều kiện cho người trẻ vay mua nhà ở xã hội
Tạo điều kiện cho người trẻ vay mua nhà ở xã hội

Ngành Ngân hàng đang thực hiện nhiều giải pháp để ưu tiên nguồn vốn tín dụng và phối hợp các Bộ, ngành liên quan tháo gỡ những rào cản nhằm giúp người trẻ dưới 35 tuổi đủ điều kiện vay mua nhà ở xã hội với lãi suất ưu đãi kéo dài.

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Ngành Ngân hàng chung tay ủng hộ 82 tỉ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Đại hội Đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030
  • Đại hội đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030: Phát huy tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Hiệu quả - Phát triển”
  • Đại hội Đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030
  • Ngành Ngân hàng sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối tháng cuối năm 2025
  • Tín dụng nền kinh tế đạt hơn 17,2 triệu tỷ đồng đến ngày 30/6/2025
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua chính sách Bảo hiểm tiền gửi- chính sách bảo vệ người gửi tiền
  • Hội thao chào mừng Đại hội Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030
  • Bảo hiểm tiền gửi Costa Rica và Bảo hiểm tiền gửi Trung Phi gia nhập Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chuyển đổi số mạnh mẽ, đảm bảo an toàn cho người gửi tiền
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 68 Quý II năm 2025
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ