Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Người gửi tiền nên biết

Quy định mới về các hình thức tiền gửi rút trước hạn

Thứ 3 , 15/10/2024
Theo Thông tư mới được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành không còn trong danh mục các hình thức tiền gửi rút trước hạn.

Ngày 30/9/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 47/2024/TT-NHNN ngày 30/9/2024 (Thông tư 47) sửa đổi khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN ngày 16/6/2022 của Thống đốc NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD). Thông tư 47 có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2024.

Những hình thức tiền gửi rút trước hạn

Tại Điều 1 - Thông tư 47 sửa đổi khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN như sau: “3. Chứng chỉ tiền gửi do TCTD phát hành.”

Trước đó, tại Điều 3 về Hình thức tiền gửi rút trước hạn (Thông tư 04/2022/TT-NHNN) bao gồm: “1. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. 2. Tiền gửi có kỳ hạn. 3. Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành. 4. Các hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn khác theo quy định tại Luật Các TCTD”.

Như vậy, theo Thông tư 47 mới ban hành, các hình thức tiền gửi rút trước hạn bao gồm: “1. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. 2. Tiền gửi có kỳ hạn. 3. Chứng chỉ tiền gửi do TCTD phát hành. 4. Các hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn khác theo quy định tại Luật Các TCTD”.

Liên quan đến kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, tại Điều 5 - Thông tư 01/2021/TT-NHNN ngày 31/3/2021 quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 01) có giải thích: Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu - gọi chung là giấy tờ có giá.

Về đối tượng phát hành giấy tờ có giá, tai Điều 3 – Thông tư 01 quy định:

“TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo Giấy phép thành lập, hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm: 1. Ngân hàng thương mại. 2. Ngân hàng hợp tác xã. 3. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 4. Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính”.

Các điều khoản khác tại Thông tư 04/2022/TT-NHNN vẫn giữ nguyên.

Về đối tượng áp dụng, theo quy định tại Điều 2 - Thông tư 04 bao gồm: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là TCTD) hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Các TCTD, không bao gồm Ngân hàng Chính sách; Tổ chức (không bao gồm TCTD), cá nhân gửi tiền tại TCTD (sau đây gọi là khách hàng).

Theo Điều 4 – Thông tư 04, rút trước hạn tiền gửi là trường hợp khách hàng rút một phần hoặc toàn bộ tiền gửi trước ngày đến hạn, ngày chi trả hoặc ngày thanh toán của khoản tiền gửi; TCTD  và khách hàng thỏa thuận việc rút trước hạn tiền gửi phù hợp với các quy định của NHNN đối với từng hình thức tiền gửi cụ thể. Lãi suất rút trước hạn tiền gửi được thỏa thuận phù hợp với quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp không có thỏa thuận rút trước hạn tiền gửi, TCTD áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi phù hợp với quy định tại Thông tư này.

Người gửi tiền vẫn được lợi khi rút trước hạn một phần tiền gửi

Về lãi suất rút trước hạn tiền gửi, Điều 5 - Thông tư 04 quy định:

“1. Trường hợp khách hàng rút trước hạn toàn bộ tiền gửi: TCTD áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của TCTD đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi.

2. Trường hợp khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi:

a) Đối với phần tiền gửi rút trước hạn, TCTD áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của TCTD đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi;

b) Đối với phần tiền gửi còn lại, TCTD áp dụng mức lãi suất đang áp dụng đối với khoản tiền gửi mà khách hàng rút trước hạn một phần”.

Như vậy, có thể hiểu rằng: Khách hàng A có khoản tiết kiệm tại ngân hàng 1 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm với lãi suất 5%/năm, đến hạn ngày 1/1/2023. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của nhà băng này là 0,1%/năm. Do khách hàng có việc gấp và rút sổ trước hạn 500 triệu đồng ngày 10/6/2022. Theo đó, khoản 500 triệu này sẽ được tính lãi không kỳ hạn (0,1%/năm). Khoản tiền gửi còn lại là 500 triệu đồng vẫn sẽ được tính lãi suất 5%/năm cho đến ngày đáo hạn.

Theo các chuyên gia, cách tính lãi khi rút trước hạn một phần khoản tiền gửi giúp người gửi tiền có lợi hơn. Khách hàng chủ động lựa chọn những kỳ hạn dài với lãi suất cao hơn để gửi mà không quá lo lắng về nhu cầu vốn đột xuất, rút vốn trước hạn sẽ mất toàn bộ phần lãi trong thời gian gửi. Về phía ngân hàng cũng giảm bớt áp lực vốn trung dài hạn. Theo thống kê, nguồn vốn huy động tại các ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, trong khi cho vay thường có kỳ hạn dài hơn.

Hà Linh

Các tin khác

Sử dụng dịch vụ ví điện tử thanh toán linh hoạt và an toàn
Sử dụng dịch vụ ví điện tử thanh toán linh hoạt và an toàn

Từ 1/7/2025, việc sử dụng ví điện tử tại Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi tích cực theo...

Các hoạt động Ngày Không Tiền Mặt 2025 sẽ diễn ra liên tục trong tháng 6 và tháng 7
Các hoạt động Ngày Không Tiền Mặt 2025 sẽ diễn ra liên tục trong tháng 6 và tháng 7

Triển khai Chương trình cho vay mua nhà ở xã hội dành cho người trẻ dưới 35 tuổi
Triển khai Chương trình cho vay mua nhà ở xã hội dành cho người trẻ dưới 35 tuổi

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày...

Hiểu đúng về bảo hiểm thương mại và bảo hiểm tiền gửi - nền tảng của an toàn tài chính
Hiểu đúng về bảo hiểm thương mại và bảo hiểm tiền gửi - nền tảng của an toàn tài chính

Nếu người dân phải trả phí khi tham gia bảo hiểm thương mại thì đối với bảo hiểm tiền gửi...

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cảnh báo xuất hiện văn bản giả mạo Hiệp hội để lừa đảo
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cảnh báo xuất hiện văn bản giả mạo Hiệp hội để lừa đảo

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vừa cảnh báo về việc xuất hiện một văn bản giả mạo danh nghĩa của Hiệp hội và lãnh đạo Hiệp hội nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân và doanh nghiệp.

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Bổ nhiệm lại Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Phạm Bảo Lâm
  • Tiền gửi dân cư tăng gần 6% so với đầu năm
  • Sử dụng dịch vụ ví điện tử thanh toán linh hoạt và an toàn
  • Công đoàn cơ sở Chi nhánh BHTGVN tại TP. Đà Nẵng giao lưu thể thao chào mừng đại hội Đảng các cấp
  • Sửa đổi chính sách quản lý thị trường vàng: Tôn trọng quyền sở hữu, quyền tài sản và quyền tự do kinh doanh
  • Những vấn đề đặt ra trong xây dựng Luật bảo hiểm tiền gửi (sửa đổi)
  • Hành trình tri ân: “Về chiến trường xưa - Vang vọng ký ức và lòng biết ơn"
  • BHTGVN trao tặng máy tính và thiết bị mạng tin học cho Trường Tiểu học Lay Nưa, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên
  • Sẽ xóa độc quyền sản xuất vàng miếng
  • Sửa đổi Luật Các Tổ chức tín dụng: Tăng khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân và doanh nghiệp
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ