Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Người gửi tiền nên biết

Ông Nguyễn Trí Hiếu: 'Vay tiêu dùng nhiều tiềm năng phát triển'

Thứ 3 , 29/09/2015
Trong 5 năm tới, dư nợ cho vay tiêu dùng của Việt Nam có thể đạt tới 10% GDP, bình quân mỗi năm tăng trưởng 20%, theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu. 
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu
 
Với quy mô dân số trên 90 triệu người, trong đó 51,6% là dân số trẻ đang ở độ tuổi lao động, tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam là rất lớn. Nếu như tại các nước phát triển, tín dụng tiêu dùng chiếm 17-18% GDP, thì ở Việt Nam con số này hiện mới chỉ 5-6%. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng chia sẻ về tiềm năng cho vay tiêu dùng tại thị trường Việt Nam.
- Ông đánh giá như thế nào về thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay?
- Thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Có 2 thành phần trong nền kinh tế cung cấp tín dụng cho người tiêu dùng. Đó là ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, trong đó có những công ty tài chính, tiệm cầm đồ.
Hiện thu nhập của người dân Việt Nam càng ngày càng nhiều, mà thu nhập của người dân tốt đưa đến nhu cầu sinh hoạt cũng cao hơn. Chính vì thế, cũng như tất cả các nước trên thế giới, người dân chi tiêu thường trên mức thu nhập của mình. Vay như thế nghĩa là dùng thu nhập tương lai để trả cho số nợ hiện tại. Kinh tế Việt Nam cũng đang phát triển và người dân Việt Nam cũng có nhu cầu vay như vậy. Đó là tình trạng phổ biến của tất cả các thị trường đang phát triển.
Trong vòng 5 năm tới, dư nợ cho vay tiêu dùng của Việt Nam có thể đạt tới 10% GDP, bình quân mỗi năm tăng trưởng 20%.
- Lãi suất cho vay tại các công ty tài chính cao hơn nhiều so với ngân hàng, nhưng vẫn có nhiều người tìm đến các công ty tài chính khi có nhu cầu vốn. Theo ông, lý do vì sao?
- Ngân hàng sẵn sàng cho người tiêu dùng vay với mục đích mua nhà hoặc đáp ứng nhu cầu tài chính nào đó. Nhưng tiêu chí của ngân hàng rất cao, phải có thu nhập ổn định, đủ một số điều kiện về tài chính, không có thế chấp rất khó vay và những người có nợ xấu thường bị ngân hàng từ chối.
Do vậy những thành phần không tiếp cận được vốn của ngân hàng sẽ phải đi qua kênh khác, thường họ tìm đến những công ty tài chính vốn thiết lập mạng lưới rộng rãi hơn của ngân hàng nhiều, nhưng bù lại lãi suất cũng cao hơn hẳn.
- Vì sao có sự chênh lệch lớn về lãi suất giữa ngân hàng và công ty tài chính?
- Các công ty tài chính không như ngân hàng. Với công ty tài chính, họ không được phép huy động tiền gửi của người dân. Người dân cũng không thể đến đó mà gửi tiết kiệm cho họ. Thường các công ty tài chính phải phát hành trái phiếu, tức là đi vào thị trường tài chính để phát hành trái phiếu huy động tiền từ các tổ chức tín dụng khác. Chính vì thế mà vốn của họ không phải là vốn rẻ, có thể họ phải trả đến 10% thậm chí 15% trên vốn mà họ có thể vay từ thị trường tài chính, thêm vào đó là các rủi ro của họ với các món nợ cho vay.
Do đó, các công ty tài chính áp lãi suất rất cao 20-25%, thậm chí là 30% vì thực chất hoạt động của họ khác với ngân hàng. Vậy nên chúng ta phải hiểu rằng các công ty tài chính có biểu lãi suất cao. Vấn đề đặt ra: cao như thế nào là hợp lý, và cao như thế nào được cho là lãi suất cắt cổ.
Các khoản vay có thời hạn rất ngắn (từ vài ngày đến một tháng), giá trị nhỏ, thậm chí nhiều khoản vay chỉ vài triệu đồng nhưng yêu cầu chung là phải làm thủ tục xét duyệt đơn giản, nhanh chóng, nên nhân viên tín dụng thường phải đến làm việc tận nơi với khách hàng với từng khoản vay nhỏ lẻ. Điều này khiến chi phí hoạt động cho vay tiêu dùng khá cao, làm tăng chi phí quản lý của các công ty tài chính.
- Có những tiệm cầm đồ cho vay với lãi suất 3,5% trong tháng, tức một năm có thể gần 60%. Ông đánh giá như thế nào về mức lãi suất này?
- Lãi suất cho vay ở các tiệm cầm đồ là hình thức cho vay nặng lãi với lãi suất rất cao. Các tiệm cầm đồ họ không quan tâm người đi vay có trả được nợ hay không mà họ chỉ nhắm vào giá trị của tài sản bao nhiêu và cho vay với một tỷ lệ nào đó.
Để tránh việc phải trả lãi suất cao, người dân không nên vay cầm cố tại các tiệm cầm đồ mà cần đi vào các định chế chính thức chẳng hạn như ngân hàng và công ty tài chính có uy tín. Người dân nên tỉnh táo, cảnh giác để tránh tín dụng đen, bởi bản thân sẽ là người chịu nhiều thiệt hại nhất.

Các tin khác

Tín dụng nền kinh tế đạt hơn 17,2 triệu tỷ đồng đến ngày 30/6/2025
Tín dụng nền kinh tế đạt hơn 17,2 triệu tỷ đồng đến ngày 30/6/2025

Đó là một trong những nội dung được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà chia sẻ khi chủ trì họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2025, diễn ra sáng 8/7, tại Hà Nội.

Lấy ý kiến Hồ sơ xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Tiền di động
Lấy ý kiến Hồ sơ xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Tiền di động

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến về Hồ sơ xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Tiền di động (Mobile Money) với một số nội dung quan trọng.

Từ ngày 1/7/2025, người trẻ mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi lãi suất 5,9%/năm
Từ ngày 1/7/2025, người trẻ mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi lãi suất 5,9%/năm

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản số 5312/NHNN - CSTT về lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội và văn bản số 5313/NHNN-CSTT về lãi suất cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ.

Quy định mới liên quan đến tiền gửi sau khi tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân
Quy định mới liên quan đến tiền gửi sau khi tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân, trong đó có nội dung quy định về hoạt động nhận tiền gửi.

Tạo điều kiện cho người trẻ vay mua nhà ở xã hội
Tạo điều kiện cho người trẻ vay mua nhà ở xã hội

Ngành Ngân hàng đang thực hiện nhiều giải pháp để ưu tiên nguồn vốn tín dụng và phối hợp các Bộ, ngành liên quan tháo gỡ những rào cản nhằm giúp người trẻ dưới 35 tuổi đủ điều kiện vay mua nhà ở xã hội với lãi suất ưu đãi kéo dài.

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm: Kiên định mục tiêu, quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2025
  • Công đoàn BHTGVN triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025
  • Đoàn Thanh niên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025
  • Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Tây Bắc Bộ: Vững vàng với sứ mệnh bảo vệ người gửi tiền
  • Ngành Ngân hàng chung tay ủng hộ 82 tỉ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Đại hội Đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030
  • Đại hội đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030: Phát huy tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Hiệu quả - Phát triển”
  • Đại hội Đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030
  • Ngành Ngân hàng sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối tháng cuối năm 2025
  • Tín dụng nền kinh tế đạt hơn 17,2 triệu tỷ đồng đến ngày 30/6/2025
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 68 Quý II năm 2025
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20, đường Tôn Thất Thuyết, phường Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ