Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Người gửi tiền nên biết

Đảm bảo an toàn khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán trực tuyến

Thứ 5 , 27/10/2016
Trước thông tin về một số vụ khách hàng gặp sự cố khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán trực tuyến, Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước VN (NHNN) cho biết, có một số tình huống rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán trực tuyến như: Chủ thẻ vô tình đưa thẻ cho người quen mà không biết rằng các thông tin cần bảo mật trên bề mặt thẻ (số thẻ, số CVV...) có thể đã bị lộ/ đánh cắp bởi người này (qua việc chụp mặt trước và sau của tấm thẻ...); ngay sau đó hoặc sau một khoảng thời gian (chủ thẻ có thể không còn nhớ gì về việc đã đưa thẻ trước đó cho người quen) người này có thể thực hiện giao dịch mua hàng qua mạng bằng thông tin thẻ tín dụng bị đánh cắp số thẻ (16 số) trên mặt trước và mã CVV (3 số) ở mặt sau. Trường hợp khác là chủ thẻ truy cập vào các web lừa đảo (thủ đoạn phishing), các web mua hàng bị hacker tấn công để mua sắm, thanh toán trực tuyến; từ đó các thông tin thẻ (số thẻ/ số CVV...) của chủ thẻ bị đánh cắp.

Thẻ ngân hàng (gồm thẻ tín dụng) chỉ sử dụng được để thanh toán trực tuyến sau khi khách hàng đã đăng ký và được ngân hàng (tổ chức phát hành thẻ) kích hoạt tính năng thanh toán trực tuyến của thẻ. Vụ Thanh toán khuyến cáo: Trường hợp khách hàng không sử dụng tính năng thanh toán trực tuyến thì có thể thực hiện thủ tục tạm khóa tính năng này để giảm thiểu rủi ro.

Với nguyên tắc tăng cường tính bảo mật, an ninh, an toàn hệ thống ngân hàng, thanh toán điện tử cũng như bảo vệ quyền lợi khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật, NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng khi triển khai các sản phẩm thanh toán mới dựa trên nền tảng công nghệ cao phải thận trọng và nâng cao tính an toàn, bảo mật để đảm bảo chất lượng dịch vụ, an toàn tài sản của khách hàng cũng như của ngân hàng; rà soát đảm bảo việc triển khai, vận hành các hệ thống ngân hàng, thanh toán trực tuyến tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet và quy định về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng. Đồng thời, NHNN cũng yêu cầu hệ thống ngân hàng thường xuyên, kịp thời đưa ra những cảnh báo, hướng dẫn và thông tin đầy đủ đến khách hàng.

Thực tế, một số ngân hàng đã áp dụng giải pháp xác thực tăng cường khi chủ thẻ tín dụng thực thanh toán trực tuyến như: Xác thực giao dịch thanh toán trực tuyến 3D-Secure với tên gọi khác nhau như Verified by VISA của VISA,  Mastercard Secure Code của Master Card, J-Secure của JCB… Sau khi đăng ký dịch vụ 3D Secure, khách hàng sẽ được ngân hàng gửi mã xác thực đến thiết bị di động/ email của khách hàng khi tiến hành giao dịch theo một trong hai hình thức sau: (i) mật khẩu tĩnh - một mã cố định, sử dụng nhiều lần để xác thực giao dịch; (ii) mật khẩu động hay mật khẩu dùng một lần (OTP - One time password) là mã thay đổi theo từng giao dịch, có khống chế thời gian hiệu lực khoảng 1-2 phút. Xu hướng hiện nay là sử dụng mật khẩu OTP trong các giao dịch thanh toán trực tuyến.

Theo Vụ Thanh toán (NHNN), để giảm thiểu rủi ro mất tiền trong tài khoản ngân hàng, người sử dụng/khách hàng cần tuân thủ các nguyên tắc về bảo mật theo đúng các hướng dẫn của ngân hàng đảm bảo sử dụng các dịch vụ thanh toán an toàn; chủ động giữ kín các thông tin cá nhân/thông tin tài khoản, không tiết lộ cho bên thứ 3 dưới mọi hình thức để tránh các trường hợp bị lợi dụng.

Trong thời gian tới, NHNN biết sẽ tiếp tục tăng cường quản lý hoạt động ngân hàng, thanh toán trực tuyến đảm bảo tạo thuận lợi, tiện ích tối đa cho khách hàng và đặt mục tiêu bảo mật, an toàn lên hàng đầu để bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Theo Cục Công nghệ tin học (NHNN), NHNN đã và đang rà soát ban hành, cập nhật, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm về đảm bảo an toàn bảo mật hệ thống CNTT phù hợp với quá trình phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin của các TCTD; Sớm ban hành tiêu chuẩn thẻ chíp và chỉ đạo các TCTD triển khai chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chíp nhằm giảm thiểu những rủi ro, tổn thất cho các bên khi tham gia giao dịch thẻ; Tăng cường công tác kiểm tra việc tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật về CNTT tại các TCTD.

Đối với TCTD, Cục Công nghệ tin học có đưa ra đề xuất: Các TCTD cần tăng cường các biện pháp đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin luôn hoạt động liên tục, dữ liệu được sao lưu và phục hồi khi cần thiết; Xây dựng và diễn tập các quy trình, kịch bản ứng phó với các sự cố mất an toàn thông tin. Bên cạnh đó, các TCTD chú ý việc triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh bảo mật cho hệ thống CNTT cũng như các dịch vụ thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ (ISO 27001, PCI/DSS), đồng thời tăng cường công tác truyền thông đến khách hàng về các thủ đoạn của tội phạm mạng và các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử và thanh toán thẻ.

Việc bảo vệ các thông tin cá nhân cũng như bảo vệ các thông tin như tên mật khẩu truy cập trong thanh toán trực tuyến và các tên và mật khẩu truy cập các thẻ rất quan trọng trong giao dịch. Theo Cục trưởng Cục Công nghệ tin học ngân hàng (NHNN) Lê Mạnh Hùng, khách hàng khi sử dụng thẻ cũng nên có những nghiên cứu cần thiết để có thể có những thao tác rồi xử lý đối với các tình huống mình cảm thấy không an toàn. Cục trưởng khuyến cáo: khi sử dụng các thiết bị chúng ta phải lưu ý cài đặt các mật mã khó đoán để làm sao khi các trang thiết bị đó của ta bị hacker hoặc bị mất thì chúng ta không bị truy cập. Hoặc chúng ta phải thường xuyên thay đổi mã khóa, đồng thời hạn chế sử dụng các phương tiện máy tính công cộng khi thực hiện các giao dịch điện tử, không nên sử dụng các mạng không dây công cộng vì đó là những nguồn rất không an toàn. Trong việc truy cập các dịch vụ ngân hàng hoặc mua sắm trực tuyến thì các khách hàng nên gọi trực tiếp các địa chỉ và chỉ chọn những địa chỉ của những tổ chức có độ an toàn tin cậy cao để thực hiện giao dịch.

Các tin khác

Tín dụng nền kinh tế đạt hơn 17,2 triệu tỷ đồng đến ngày 30/6/2025
Tín dụng nền kinh tế đạt hơn 17,2 triệu tỷ đồng đến ngày 30/6/2025

Đó là một trong những nội dung được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà chia sẻ khi chủ trì họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2025, diễn ra sáng 8/7, tại Hà Nội.

Lấy ý kiến Hồ sơ xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Tiền di động
Lấy ý kiến Hồ sơ xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Tiền di động

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến về Hồ sơ xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Tiền di động (Mobile Money) với một số nội dung quan trọng.

Từ ngày 1/7/2025, người trẻ mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi lãi suất 5,9%/năm
Từ ngày 1/7/2025, người trẻ mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi lãi suất 5,9%/năm

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản số 5312/NHNN - CSTT về lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội và văn bản số 5313/NHNN-CSTT về lãi suất cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ.

Quy định mới liên quan đến tiền gửi sau khi tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân
Quy định mới liên quan đến tiền gửi sau khi tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 10/2025/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân, trong đó có nội dung quy định về hoạt động nhận tiền gửi.

Tạo điều kiện cho người trẻ vay mua nhà ở xã hội
Tạo điều kiện cho người trẻ vay mua nhà ở xã hội

Ngành Ngân hàng đang thực hiện nhiều giải pháp để ưu tiên nguồn vốn tín dụng và phối hợp các Bộ, ngành liên quan tháo gỡ những rào cản nhằm giúp người trẻ dưới 35 tuổi đủ điều kiện vay mua nhà ở xã hội với lãi suất ưu đãi kéo dài.

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm: Kiên định mục tiêu, quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2025
  • Công đoàn BHTGVN triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025
  • Đoàn Thanh niên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025
  • Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Tây Bắc Bộ: Vững vàng với sứ mệnh bảo vệ người gửi tiền
  • Ngành Ngân hàng chung tay ủng hộ 82 tỉ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Đại hội Đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030
  • Đại hội đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030: Phát huy tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Hiệu quả - Phát triển”
  • Đại hội Đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030
  • Ngành Ngân hàng sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối tháng cuối năm 2025
  • Tín dụng nền kinh tế đạt hơn 17,2 triệu tỷ đồng đến ngày 30/6/2025
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 68 Quý II năm 2025
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20, đường Tôn Thất Thuyết, phường Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ