Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Nghiên cứu - Trao đổi

Xây dựng Luật BHTG không thể trì hoãn

Thứ 6 , 22/01/2010
Hiệu ứng gì xảy nổ ra khi người dân chứng kiến hàng loạt các ngân hàng thậm chí có tên tuổi bị sụp đổ. Tại sao rất nhiều các quốc gia trên thế giới điều chỉnh chính sách BHTG để đối phó với khủng hoảng tài chính và liệu đó có được coi là một bài học với Việt Nam?

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Đinh Xuân Thảo- Đại biểu quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Dưới góc nhìn của một nhà lập pháp, ông có thể cho biết tại sao nhiều quốc gia trên thế giới đã điều chỉnh chính sách BHTG trong và sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế?

TS. Đinh Xuân Thảo: Như chúng ta đã biết, BHTG là một công cụ tài chính được Nhà nước sử dụng để bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính ngân hàng. Trong trường hợp một ngân hàng bị đổ vỡ, tâm trạng của người dân rất hoang mang.

Nếu sự hoang mang này lan rộng trong cộng đồng có thể dẫn tới sự đổ vỡ hàng loạt của hệ thống ngân hàng vì người gửi tiền đua nhau đi rút tiền gửi. Để “điều trị” căn bệnh đó thì BHTG được ví như một “liều thuốc kháng sinh và vaccine” hiệu quả.

“Thuốc kháng sinh” dùng để chữa trị ngay tức khắc vì BHTG thực chi trả tiền gửi ngay cho người gửi tiền khi ngân hàng bị sụp đổ. BHTG là “Vaccine” phòng bệnh, vì có BHTG người dân yên tâm, và phòng tránh được hiện tượng rút tiền hàng loạt.

Các quốc gia họ điều chỉnh chính sách BHTG vì “thuốc kháng sinh” và “vaccine” không đủ liều thì không thể điều trị được bệnh. Ví dụ nếu hạn mức chi trả thấp thì sẽ không tạo được niềm tin cho công chúng.

Chính vì vậy, nhiều quốc gia phải tuyên bố tăng hạn mức chi trả tiền gửi như hạn mức chi trả của Mỹ là 100.000 USD nhưng khi khủng hoảng kinh tế hạn mức đó được nâng lên 250.000 USD hoặc rất nhiều các quốc gia tuyên bố bảo hiểm 100% các khoản tiền gửi.

- Sự điều chỉnh chính sách BHTG của các quốc gia thường tập trung vào những điểm nhấn gì, thưa ông?

-TS. Đinh Xuân Thảo: Họ điều chỉnh nhiều vấn đề trong đó có 2 vấn đề cốt lõi nhất đó là nâng cao hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm và tăng tính độc lập cho tổ chức BHTG.

-Theo ông, tại sao cần phải tăng tính độc lập cho tổ chức BHTG và tăng như thế nào?

-TS. Đinh Xuân Thảo: Vì thực tế đã chứng minh, khi tổ chức BHTG độc lập thì hiệu qủa của chính sách BHTG được nâng lên thông qua việc người gửi tiền được bảo vệ tốt hơn, và giảm thiểu chi phí cho ngân sách nhà nước trong việc xử lý đổ vỡ tín dụng. Tính độc lập ở đây được hiểu là độc lập với hệ thống ngân hàng.

- Độc lập với hệ thống ngân hàng có nghĩa là như thế nào?

-TS. Đinh Xuân Thảo: Độc lập với hệ thống ngân hàng có nghĩa là hệ thống BHTG thông thường không nằm trong cơ quan nhận và quản lý tiền gửi, ngân hàng. Trong số hơn 100 quốc gia có hệ thống BHTG, hầu hết tổ chức BHTG là một tổ chức hoặc cơ quan độc lập, riêng biệt và không trực thuộc ngân hàng TW hoặc cơ quan giám sát ngân hàng.

Các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương như Nhật Bản, Philipines, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia đều theo mô hình độc lập. Bangladesh, Kenya, Slovenia, Đảo Sip, Lào, Srilanka là những nước hệ thống BHTG thuộc ngân hàng TW.

- Là đại biểu quốc hội, ông có thể cho biết đánh giá của ông về chính sách bảo vệ người gửi tiền của nước ta hiện nay?

-TS. Đinh Xuân Thảo: BHTG mới thành lập được 10 năm, đã hình thành và phát triển hệ thống từ TW đến địa phương và đã có đóng góp tích cực, hiệu quả trong việc bảo vệ người gửi tiền. Trong thực tế, BHTG VN đã thực hiện chi trả tiền gửi cho người gửi tiền ở một số Quỹ tín dụng nhân dân bị đổ vỡ, tạo niềm tin cho công chúng đối với hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, hệ thống chính sách về BHTG tại nước ta vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến việc bảo vệ người gửi tiền.

Cơ sở hạ tầng pháp lý điều chỉnh hoạt động này chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức BHTGVN (chưa có Luật BHTG) và chưa đồng bộ với pháp luật điều chỉnh về hoạt động ngân hàng ( Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng).

Chính sách BHTG còn nhiều bất cập ví dụ như hạn mức chi trả tiền gửi còn thấp, chức năng, mô hình tổ chức BHTG, sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan giám sát tài chính chưa rõ ràng…

- Ông có đề xuất gì để bảo vệ tốt hơn người gửi tiền?

-TS. Đinh Xuân Thảo: Chúng ta cần sửa đổi chính sách bảo vệ người gửi tiền cho phù hợp với thực tiễn nước ta hiện nay cũng như thông lệ quốc tế. Sự điều chỉnh này cần làm càng sớm càng tốt vì ở các nước chính sách BHTG được điều chỉnh ngay trong và sau khủng hoảng tài chính. Sự phản ứng chính sách đó là cần thiết, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn khách quan.

Trong thực tế, chúng ta cần nâng hạn mức chi trả tiền gửi, cần tạo một thiết chế để tổ chức BHTGVN độc lập với cơ quan quản lý tiền gửi và thể chế hóa bằng Luật BHTG để có hiệu lực pháp lý cao hơn đồng bộ với Luật Ngân hàng Nhà nước sửa đổi và Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp tới vào tháng 5/2010. Có như vậy chúng ta mới bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Các tin khác

Phát triển nội dung truyền thông sáng tạo, thu hút sự quan tâm của người gửi tiền về chính sách bảo hiểm tiền gửi
Phát triển nội dung truyền thông sáng tạo, thu hút sự quan tâm của người gửi tiền về chính sách bảo hiểm tiền gửi

Trong bối cảnh toàn Đảng và toàn dân đang nỗ lực triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của...

Giải pháp truyền thông hướng tới xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi (sửa đổi)
Giải pháp truyền thông hướng tới xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi (sửa đổi)

Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật BHTG (sửa đổi), một chiến lược truyền thông đồng...

Ngành Ngân hàng phấn đấu đến năm 2023 đạt tỷ lệ ít nhất 80% các tổ chức có hoạt động đổi mới sáng tạo
Ngành Ngân hàng phấn đấu đến năm 2023 đạt tỷ lệ ít nhất 80% các tổ chức có hoạt động đổi mới sáng tạo

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ký Quyết định 2862/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030.

Bảo hiểm tiền gửi với tái cơ cấu ngân hàng yếu kém
Bảo hiểm tiền gửi với tái cơ cấu ngân hàng yếu kém

Tái cơ cấu ngân hàng yếu kém theo hình thức chuyển giao tiền gửi và tài sản tốt cho một ngân hàng tốt tiếp nhận thì có ưu, nhược điểm gì so với hình thức chuyển giao bắt buộc?

Ngành Ngân hàng sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối tháng cuối năm 2025
Ngành Ngân hàng sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối tháng cuối năm 2025

Sáng 9/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
  • Công bố các Quyết định về công tác cán bộ đối với người quản lý tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
  • Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại TP. Đà Nẵng tham dự Hội thao ngành Ngân hàng TP. Đà Nẵng năm 2025
  • Phát triển nội dung truyền thông sáng tạo, thu hút sự quan tâm của người gửi tiền về chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chủ động nâng cao năng lực, phát huy vai trò bảo vệ quyền lợi người gửi tiền
  • New Zealand: Cơ chế bảo hiểm tiền gửi có hiệu lực từ tháng 7/2025
  • Giải pháp truyền thông hướng tới xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi (sửa đổi)
  • Cụm thi đua 1 – Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2025
  • Ngành Ngân hàng phấn đấu đến năm 2023 đạt tỷ lệ ít nhất 80% các tổ chức có hoạt động đổi mới sáng tạo
  • Niềm tin vào chính sách, người dân tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 68 Quý II năm 2025
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20, đường Tôn Thất Thuyết, phường Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ