Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Nghiên cứu - Trao đổi

Tiền gửi dân cư tăng mức kỷ lục

Thứ 6 , 23/05/2025
Theo số liệu vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, riêng trong tháng 2, tiền gửi cư dân đã tăng thêm khoảng 178.000 tỷ đồng, đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Dù mặt bằng lãi suất giảm nhẹ nhưng người dân vẫn lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng vì an toàn và được bảo hiểm tiền gửi.

Lãi suất giảm nhưng tiền gửi vẫn tăng

Theo đó, đến cuối tháng 2, tiền gửi cả khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế các tổ chức tín dụng (TCTD) đạt 14,73 triệu tỷ đồng, tăng 0,75% so với tháng liền trước (khoảng 110.000 tỷ đồng). Trong đó, tiền gửi của dân cư đã lên gần 7,4 triệu tỷ đồng, tăng 4,26% so với đầu năm. Riêng trong tháng 2, tiền gửi cư dân đã tăng thêm khoảng 178.000 tỷ đồng. Tiền gửi của doanh nghiệp đạt 7,36 triệu tỷ đồng, giảm 3,98% so với cuối năm 2024. Nếu so sánh với thời điểm cuối tháng 1, tiền gửi doanh nghiệp đã giảm thêm hơn 71.600 tỷ đồng. 

Ngoài ra, NHNN cho biết tổng phương tiện thanh toán tính đến cuối tháng 2 đạt gần 18,2 triệu tỷ đồng, tăng 1,35% so với đầu năm. 

Theo số liệu cập nhật đến 23/4/2025, tín dụng nền kinh tế đạt trên 16,3 triệu tỷ đồng, tăng 4,56% so với cuối năm 2024; huy động vốn toàn quốc đạt trên 15,7 triệu tỷ đồng, tăng 2,71% so với cuối năm 2024.

Đến ngày 20/4/2025, lãi suất tiền gửi bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở mức 4,05%/năm, giảm 0,06% so với cuối năm 2024 và lãi suất cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở mức 6,31%/năm, giảm khoảng 0,62%/năm so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế.

Trong tháng 4/2025, lãi suất tiền gửi bằng VND bình quân của ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước ở mức 0,1- 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,2-4,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,5-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng; 4,8-6,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng và 6,9-7,1%/năm đối với kỳ hạn trên 24 tháng.  Lãi suất cho vay bình quân của NHTM trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 6,6-8,9%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên khoảng 3,9%/năm thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của NHNN (4%/năm).

Trên thị trường lãi suất, từ đầu tháng 5 đến 23/5, VPBank là ngân hàng thứ tư giảm lãi suất huy động từ đầu tháng 5, cùng với MB, GPBank và Eximbank.

Tại các NHTM, gửi tiết kiệm ngân hàng kỳ hạn dài thường được các ngân hàng ưu tiên trả lãi suất cao hơn so với các kỳ hạn còn lại. Tiết kiệm kỳ hạn 24-36 tháng được coi là kỳ hạn dài. Thông thường, các ngân hàng chỉ huy động tiền gửi kỳ hạn tối đa 36 tháng nếu gửi tiết kiệm thông thường. Một số ngân hàng cho phép gửi tiết kiệm với kỳ hạn tối đa lên đến 60 tháng, trong khi hầu hết ngân hàng còn lại huy động kỳ hạn này cho chứng chỉ tiền gửi.

Theo biểu lãi suất huy động tại các ngân hàng hiện nay, kỳ hạn gửi tối đa phổ biến là 36 tháng - kỳ hạn thường được các ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao nhất. Ngoài ra, để tăng thêm sức hấp dẫn cho người gửi tiền, các ngân hàng cũng niêm yết lãi suất tiền gửi kỳ hạn 24 tháng, thậm chí 18 tháng bằng với lãi suất tiền gửi kỳ hạn 36 tháng.

Do đó, phần lớn các ngân hàng đều duy trì lãi suất huy động kỳ hạn 18 và 36 tháng giống nhau. Ngoại trừ một số ngân hàng có sự chênh lệch lãi suất giữa hai kỳ hạn như Saigonbank, Viet A Bank. Bac A Bank và Vikki Bank là hai ngân hàng đang niêm yết lãi suất tiết kiệm cao nhất cho các kỳ hạn 18-36 tháng, với mức 6%/năm. Đây cũng là 2 trong số ít ngân hàng còn duy trì lãi suất 6%/năm. 3 ngân hàng đứng sau đó là BVBank (5,95%/năm), BaoViet Bank, Viet A Bank và MBV (cùng 5,9%/năm).

Nhóm các ngân hàng thuộc top đầu còn có: Saigonbank, VietBank, GPBank với mức lãi suất ngân hàng từ 5,85%/năm trở lên cho tiền gửi kỳ hạn 24-36 tháng. MB, TPBank, PVCombank là những ngân hàng tiếp theo với lãi suất ngân hàng niêm yết 5,8%/năm cho cả hai kỳ hạn này. Ngoại trừ 4 ngân hàng Vietcombank, BIDV, Agribank và SCB, các ngân hàng còn lại đều niêm yết mức lãi suất ngân hàng từ 5%/năm trở lên cho tiền gửi kỳ hạn 24-36 tháng. 

SCB đang là ngân hàng niêm yết lãi suất huy động thấp nhất cho các kỳ hạn này, chỉ 3,9%/năm; Vietcombank niêm yết 4,7%/năm trong khi BIDV và Agribank niêm yết 4,9%/năm.

Trong bối cảnh các kênh đầu tư khác nhiều rủi ro, người dân an tâm khi gửi tiền ngân hàng để bảo toàn vốn. Thị trường vàng biến động khó lường, không thích hợp cho đầu cơ; căng thẳng thương mại giữa các nước lớn cùng chính sách thuế quan của Mỹ cũng là những thách thức với hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh. Thị trường bất động sản được đánh giá vẫn thiếu nguồn cung nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình, giá bán nhà và chung cư quá cao so với đại bộ phận người dân. Kênh đầu tư chứng khoán nhiều biến động, phù hợp với các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Báo cáo tài chính quý I của nhiều ngân hàng cho thấy, mức tăng trưởng tiền gửi là đáng kể. Về tốc độ tăng trưởng, VPBank là điểm sáng với mức tăng trưởng tiền gửi lên tới 13,7%, cao nhất toàn hệ thống. Tổng số dư tiền gửi của VPBank tăng lên hơn 552.370 tỷ đồng, giúp ngân hàng này tăng 3 bậc, lên thứ 6 toàn ngành về quy mô tiền gửi khách hàng. Đây cũng là quý mà VPBank thu hút lượng tiền gửi lớn nhất từ trước đến nay.

Xét về quy mô tuyệt đối, BIDV tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu với hơn 1,9 triệu tỷ đồng tiền gửi, tăng 1,22% so với cuối năm trước. Tiếp theo là VietinBank và Vietcombank với quy mô lần lượt là hơn 1,6 triệu tỷ và hơn 1,5 triệu tỷ đồng.

Đây cũng là ba “ông lớn” duy trì quy mô tiền gửi khách hàng trên 1 triệu tỷ đồng, giữ vững vị thế dẫn đầu toàn hệ thống. Nhóm này hiện chiếm gần 45% tổng tiền gửi, tiếp tục là các nhà băng được người dân ưu tiên "chọn mặt gửi tiền".

Điều hành lãi suất theo hướng hỗ trợ tăng trưởng

Từ đầu năm đến nay, chính sách tiền tệ được điều hành theo hướng ổn định, cân bằng giữa kiểm soát rủi ro và hỗ trợ tăng trưởng tín dụng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong 4 tháng đầu năm 2025, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho các TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, qua đó có điều kiện để hỗ trợ nền kinh tế; chỉ đạo các TCTD triển khai các biện pháp để ổn định mặt bằng lãi suất huy động, tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để phấn đấu hạ lãi suất cho vay.

Ngày 25/2/2025, NHNN đã tổ chức cuộc họp với hệ thống TCTD để quán triệt và có công văn số 1328/NHNN-CSTT6 chỉ đạo hệ thống TCTD ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay. Theo đó, NHNN yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi; tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cơ cấu, tổ chức lại bộ máy hoạt động hiệu quả hơn nữa, tăng cường trách nhiệm xã hội, sẵn sàng chia sẻ một phần lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; thường xuyên báo cáo NHNN việc công bố và thực hiện lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay.

Những tháng tiếp theo, NHNN cho biết tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, góp phần ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Cụ thể:

Điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, bám sát mục tiêu chính sách tiền tệ. Tái cấp vốn đối với TCTD để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu. 

Theo dõi sát tình hình để điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ. Tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để giảm lãi suất cho vay.

Tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, phối hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ và can thiệp thị trường khi cần thiết để ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực hiện các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD. Chủ động, kịp thời điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế mà không cần văn bản đề nghị từ các TCTD. Chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; chú trọng đầu tư tín dụng vào các dự án, công trình trọng điểm; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh các nỗ lực đàm phán quốc tế đang được triển khai, Chính phủ cũng sẽ tập trung tăng cường nội lực thông qua đẩy mạnh đầu tư công, kích cầu tiêu dùng và phát triển dịch vụ. Từ đó, mặt bằng lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ ổn định trong thời gian tới, trong khi lãi suất cho vay sẽ tiếp tục được giữ ở mức thấp để hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

Thanh Thủy

Các tin khác

Lãi suất huy động khó giảm thêm
Lãi suất huy động khó giảm thêm

Những tháng gần đây, mặc dù mặt bằng lãi suất tiền gửi giảm nhẹ nhưng lượng tiền gửi của...

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng: Hướng đến khung pháp lý đồng bộ, tăng hiệu quả xử lý nợ xấu
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng: Hướng đến khung pháp lý đồng bộ, tăng hiệu quả xử lý nợ xấu

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD dự kiến được báo cáo Quốc hội...

Chi nhánh BHTGVN tại TP. Đà Nẵng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi
Chi nhánh BHTGVN tại TP. Đà Nẵng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi

Tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một trong những nhiệm vụ quan trọng,...

Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”
Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 1938/QĐ-NHNN về Kế hoạch...

Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025
Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025

Chính phủ cho phép thử nghiệm có kiểm soát các sản phẩm, dịch vụ fintech trong lĩnh vực ngân hàng từ ngày 1/7/2025. Thời gian thử nghiệm tối đa là 2 năm, không được thử nghiệm ở nước ngoài.

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Tiền gửi dân cư tăng mức kỷ lục
  • Nhận biết tổ chức tín dụng đã tham gia bảo hiểm tiền gửi để an tâm gửi tiền
  • Quan điểm, định hướng sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi
  • Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Học viện Ngân hàng tăng cường hợp tác toàn diện
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ người gửi tiền như thế nào?
  • Tập trung nguồn lực triển khai sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi trong giai đoạn mới
  • Đảng bộ Chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc Bộ sinh hoạt chuyên đề kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
  • Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về BHTG - tín hiệu tích cực cho thị trường tài chính tín dụng
  • Đẩy mạnh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng trong lĩnh vực tài chính
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ