Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Nghiên cứu - Trao đổi

Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025

Thứ 2 , 05/05/2025
Chính phủ cho phép thử nghiệm có kiểm soát các sản phẩm, dịch vụ fintech trong lĩnh vực ngân hàng từ ngày 1/7/2025. Thời gian thử nghiệm tối đa là 2 năm, không được thử nghiệm ở nước ngoài.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29/4/2025 quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Theo đó, Nghị định 94 quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng (Cơ chế thử nghiệm) đối với việc triển khai sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới thông qua ứng dụng giải pháp công nghệ (giải pháp công nghệ tài chính).

Các giải pháp công nghệ tài chính (fintech) được tham gia thử nghiệm tại Cơ chế thử nghiệm bao gồm: Chấm điểm tín dụng; Chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API); và Cho vay ngang hàng.

Đối tượng áp dụng Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng gồm: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (không áp dụng đối với Cho vay ngang hàng); các công ty công nghệ tài chính; các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khách hàng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến Cơ chế thử nghiệm.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hiện đại hóa lĩnh vực ngân hàng

Theo Nghị định, mục tiêu của Cơ chế thử nghiệm nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hiện đại hóa lĩnh vực ngân hàng. Qua đó, hiện thực hóa mục tiêu phổ cập tài chính cho người dân và doanh nghiệp theo hướng minh bạch, thuận tiện, an toàn, hiệu quả với chi phí thấp.

Tạo lập môi trường thử nghiệm nhằm đánh giá rủi ro, chi phí, lợi ích của giải pháp fintech; hỗ trợ xây dựng, phát triển các giải pháp fintech phù hợp với nhu cầu thị trường, khung khổ pháp lý, quy định quản lý. Hạn chế rủi ro xảy ra đối với khách hàng khi sử dụng các giải pháp fintech do tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm cung cấp.

Kết quả triển khai thử nghiệm giải pháp fintech được sử dụng làm căn cứ thực tiễn để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý, quy định quản lý liên quan nếu cần thiết.

Nguyên tắc xét duyệt tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm

Để đảm bảo tính công bằng, khách quan, công khai và minh bạch, việc xét duyệt các tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản như sau:

Quá trình xét duyệt tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm đảm bảo tính minh bạch về tiêu chí và điều kiện, quy trình đánh giá, lựa chọn.

Việc được tham gia Cơ chế thử nghiệm không đồng nghĩa với việc tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm sẽ đáp ứng các điều kiện kinh doanh và đầu tư khi pháp luật có quy định.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty fintech không có nhu cầu tham gia Cơ chế thử nghiệm hoặc chưa được xét duyệt tham gia Cơ chế thử nghiệm hoạt động và tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp, đầu tư và pháp luật khác có liên quan.

Thời gian thử nghiệm các giải pháp fintech tối đa 2 năm

Nghị định nêu rõ, thời gian thử nghiệm các giải pháp fintech tối đa 2 năm tùy từng giải pháp và lĩnh vực cụ thể tính từ thời điểm được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm. Thời gian thử nghiệm có thể được gia hạn theo quy định.

Thời hạn của Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm không vượt quá thời hạn (nếu có) của Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm.

Việc triển khai thử nghiệm các giải pháp fintech được giới hạn trên lãnh thổ Việt Nam, không được thực hiện thử nghiệm xuyên biên giới.

Phạm vi thử nghiệm

Tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm chỉ được cung cấp các giải pháp fintech trong phạm vi được quy định tại Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm.

Tùy thuộc vào giải pháp fintech và đề xuất cụ thể của tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm tại hồ sơ đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm, ý kiến của các bộ, Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định phạm vi thử nghiệm của giải pháp fintech thử nghiệm tại Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm.

Công ty cho vay ngang hàng chỉ được thực hiện cung ứng giải pháp cho vay ngang hàng trong phạm vi thử nghiệm tại giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm được Ngân hàng Nhà nước cấp cho Công ty cho vay ngang hàng theo quy định tại Nghị định này. Công ty cho vay ngang hàng tham gia Cơ chế thử nghiệm không được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác không được nêu tại giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm, không được tự cung cấp biện pháp bảo đảm cho khoản vay của khách hàng, hoạt động với tư cách là khách hàng và cung ứng giải pháp cho vay ngang hàng cho công ty cầm đồ.

Kết quả triển khai thử nghiệm giải pháp fintech được sử dụng làm căn cứ thực tiễn để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý, quy định quản lý liên quan nếu cần thiết.

BT

Các tin khác

Tiền gửi dân cư tăng gần 6% so với đầu năm
Tiền gửi dân cư tăng gần 6% so với đầu năm

Theo số liệu vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, đến cuối tháng 3/2025, tiền gửi của dân cư đạt 7,47 triệu tỷ đồng, tăng 5,73% so với đầu năm. Tính riêng trong tháng 3, tiền gửi cư dân đã tăng thêm khoảng hơn 103.800 tỷ đồng.

Sửa đổi chính sách quản lý thị trường vàng: Tôn trọng quyền sở hữu, quyền tài sản và quyền tự do kinh doanh
Sửa đổi chính sách quản lý thị trường vàng: Tôn trọng quyền sở hữu, quyền tài sản và quyền tự do kinh doanh

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ...

Sẽ xóa độc quyền sản xuất vàng miếng
Sẽ xóa độc quyền sản xuất vàng miếng

Thời gian qua, cơ chế, chính sách quản lý thị trường vàng ở Việt Nam từng bước được hoàn...

Sửa đổi Luật Các Tổ chức tín dụng: Tăng khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân và doanh nghiệp
Sửa đổi Luật Các Tổ chức tín dụng: Tăng khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân và doanh nghiệp

Sáng ngày 10/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã trình bày...

Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi – Từ thực tiễn triển khai tại Chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc Bộ
Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi – Từ thực tiễn triển khai tại Chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc Bộ

Trong những năm qua, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực Đông Bắc Bộ đã...

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Bổ nhiệm lại Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Phạm Bảo Lâm
  • Tiền gửi dân cư tăng gần 6% so với đầu năm
  • Sử dụng dịch vụ ví điện tử thanh toán linh hoạt và an toàn
  • Công đoàn cơ sở Chi nhánh BHTGVN tại TP. Đà Nẵng giao lưu thể thao chào mừng đại hội Đảng các cấp
  • Sửa đổi chính sách quản lý thị trường vàng: Tôn trọng quyền sở hữu, quyền tài sản và quyền tự do kinh doanh
  • Những vấn đề đặt ra trong xây dựng Luật bảo hiểm tiền gửi (sửa đổi)
  • Hành trình tri ân: “Về chiến trường xưa - Vang vọng ký ức và lòng biết ơn"
  • BHTGVN trao tặng máy tính và thiết bị mạng tin học cho Trường Tiểu học Lay Nưa, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên
  • Sẽ xóa độc quyền sản xuất vàng miếng
  • Sửa đổi Luật Các Tổ chức tín dụng: Tăng khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân và doanh nghiệp
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ