Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Bảo hiểm tiền gửi quốc tế

OECD quyết định hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Thứ 4 , 20/11/2013
Mối đe dọa lớn nhất đối với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới đến từ hệ thống ngân hàng của các thị trường mới nổi.

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm 2014 do lo ngại về sự giảm tốc ở các nền kinh tế mới nổi, những nguy cơ từ vấn đề trần nợ công của Mỹ cũng như khả năng Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cắt giảm chương trình kích thích kinh tế hay còn gọi là chương trình nới lỏng định lượng (QE) của nước này.

Theo báo cáo công bố ngày 19/11, OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm tới lần lượt xuống 2,7% và 3,6% so với mức 3,1% và 4% mà OECD đưa ra cách đây nửa năm.

Theo các chuyên gia tổ chức này, triển vọng tăng trưởng của nhiều nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Brazil, Ấn Độ đang xấu đi, nguy cơ Mỹ ngừng chính sách kích thích tiền tệ, sự yếu kém của hệ thống ngân hàng ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và nợ công của Nhật Bản tiếp tục tăng lên...là những nguyên nhân chính khiến OECD quyết định hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay. 

 

 
Mặc dù vậy, tổ chức này vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng của 34 nền kinh tế thành viên, trong đó phần lớn là các nền kinh tế phát triển trên thế giới, ở mức 1,2% trong năm nay và 2,3% trong năm tới.

Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng với tốc độ vừa phải và sẽ có sự tăng tốc trong năm 2014 và năm 2015, với mức tăng dự báo lần lượt là 3,6% và 3,9%. Nhật Bản và Eurozone đều đạt mức tăng trưởng tốt hơn mong đợi trong năm nay và năm tới khi các chính sách "thắt lưng buộc bụng" được thay thế bằng chính sách kích thích tiền tệ và các điều kiện tài chính được cải thiện.

Trong khi đó, tăng trưởng tại Mỹ thấp hơn dự báo mà nguyên nhân chính là do bất đồng đảng phái và khả năng FED chấm dứt chính sách kích thích tiền tệ. OECD cũng cảnh báo việc Mỹ cắt giảm mạnh chi tiêu và nguy cơ "đấu đá" chính trị liên quan tới vấn đề nâng trần nợ công ở Mỹ tái diễn vào năm tới sẽ tác động hết sức tiêu cực đối với sự ổn định và tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu.

Theo dự báo của OECD, tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm nay chỉ đạt mức 1,7%, thấp hơn dự báo 1,9% đưa ra trước đó. Song, đến năm 2014, nền kinh tế số một thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng 2,9%. Trong khi đó, Trung Quốc, nền kinh tế thứ hai thế giới, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng từ 7,8% xuống còn 7,7% trong năm nay và 8,2% trong năm tới. Mặc dù buộc phải thực hiện chính sách tài khóa thắt nghiêm ngặt để cắt giảm nợ công, song Nhật Bản lại được OECD nâng dự báo tăng trưởng kinh tế từ 1,6% lên 1,8% trong năm 2013 và 1,5% trong năm 2014.

Đối với nền kinh tế Anh, OECD đã nâng dự báo tăng trưởng trong năm nay và năm sau lần lượt lên 1,4% và 2,4% từ mức dự báo tăng 0,8% và 1,5% đưa ra trước đó. OECD dự báo Eurozone sẽ tăng trưởng 1% trong năm 2014, giảm nhẹ so với dự báo tăng 1,1% mà tổ chức này đưa ra hồi tháng Năm vừa qua. Tuy nhiên, OECD lại nâng dự báo tăng trưởng của khu vực này trong năm 2013 từ mức -0,6% lên -0,4%.

Các chuyên gia cho rằng mối đe dọa lớn nhất đối với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới đến từ hệ thống ngân hàng của các thị trường mới nổi - nơi có tốc độ tăng trưởng tín dụng rất nhanh kể từ năm 2007. Vì vậy, tổ chức này kêu gọi các thị trường mới nổi đẩy nhanh các chương trình cải cách nhằm giải quyết những vấn đề của hệ thống ngân hàng.

Theo OECD, ngân hàng trung ương Mỹ nên hoãn kế hoạch cắt giảm chương trình kích thích kinh tế cho đến khi triển vọng được cải thiện và giữa nguyên lãi suất cơ bản cho đến năm 2015.

Các tin khác

Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan

Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.

Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động

Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.

Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia

Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.

Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần

Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).

PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất

Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Chi nhánh BHTGVN khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Giao lưu thể thao chào mừng Đại hội Đảng các cấp của BHTGVN
  • Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng
  • Đại hội các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
  • Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên tại Đảng bộ chi nhánh BHTGVN tại TP Hà Nội
  • Đảng bộ Chi nhánh BHTGVN tại TP. HCM: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực thi chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”
  • Chi bộ Nghiên cứu tổng hợp và Hợp tác quốc tế tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027
  • Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam
  • Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025
  • NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT
Quản lý ấn phẩm
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 51 - Quý I năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ