RBI cũng giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ xuống 5,5% trong năm tài chính 2013-2014 so với mức 5,7% được đưa ra trước đây.
Trong tuyên bố về chính sách tiền tệ, RBI nêu rõ những biện pháp thắt chặt thanh khoản tiền mặt trong thời gian gần đây sẽ được rút lại một khi thị trường hối đoái phục hồi sự ổn định.
Thống đốc RBI Duvvuri Subbarao kêu gọi Chính phủ tiến hành các biện pháp khẩn cấp nhằm giảm thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai (CAD), vốn đã lên tới mức 4,8% GDP trong tài khóa vừa qua.
Thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai cao khiến nền kinh tế Ấn Độ đặc biệt dễ bị tổn thương trong khi các nhà đầu tư toàn cầu rút khỏi các thị trường đang nổi nhằm đề phòng chính sách nới lỏng định lượng tiền tệ của Mỹ.
Các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Indonesia đều đã tăng lãi suất để chống đỡ tình trạng rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các nhà lập chính sách Ấn Độ hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không gây nên làn sóng rút vốn mới khỏi các thị trường đang nổi khi họ tiến hành họp để đánh giá chính sách tiền tệ trong tuần này.
Ấn Độ đã cố gắng triển khai các biện pháp nhằm thu hút đầu tư của các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, do cuộc tổng tuyển theo dự kiến vào tháng 5/2014 đang đến gần nên chính phủ Liên minh tiến bộ thống nhất (UPA) của Thủ tướng Manmohan Singh khó đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cải cách.
Đồng rupee của Ấn Độ đã xuống mức kỷ lục 61,21 rupee/USD hôm 8/7, giảm khoảng 10% kể từ đầu năm 2013.
Chính phủ và RBI đã triển khai nhiều biện pháp nhằm chặn đà xuống giá của đồng rupee, song đồng nội tệ vẫn ở mức xấp xỉ 60 rupee/USD.
Vào lúc đóng cửa phiên 30/7, đồng rupee giao dịch ở mức 60,90 rupee/USD sau khi đã phục hồi lên mức 59,42 rupee/USD ngày 29/7.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...