Phát biểu tại hội thảo, ông Ibrahim – Giám đốc điều hành NDIC nhấn mạnh: mạng an toàn tài chính đóng một vai trò quan trọng trong giảm thiểu rủi ro cho hệ thống tài chính khi xảy ra khủng hoảng. Nếu không xây dựng một mạng an toàn tài chính hiệu quả thì bất kỳ một dư luận thất thiệt nào liên quan đến vấn đề thanh khoản của ngân hàng cũng có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính. NDIC với mô hình giảm thiểu rủi ro ngoài việc chức năng chi trả còn thực hiện một số sứ mệnh pháp lý khác bao gồm: bảo lãnh tiền gửi, giám sát ngân hàng, tiếp nhận và thanh lý ngân hàng khi xảy ra đổ vỡ.
Hội thảo cũng bàn về giải pháp đối với hàng loạt thách thức mà NDIC đang phải đối mặt, cụ thể: nhiều vụ việc khiếu kiện gây khó khăn cho quá trình xử lý các ngân hàng đổ vỡ, giải quyết êm thấm với người gửi tiền và các bên chủ nợ trong khoảng thời gian hợp lý, hiểu lầm của tòa án về vai trò Tổ chức thanh lý tài sản ngân hàng đổ vỡ của NDIC, việc nhận thức sai lầm của một số người làm luật, tòa án và công chúng trong quá trình phân biệt vị trí pháp lý của NDIC trên cương vị là Tổ chức thanh lý/Cơ quan BHTG và một số khó khăn khác liên quan đến vấn đề thu hồi nợ của ngân hàng đổ vỡ do thiếu hợp tác từ một số tổ chức có liên quan.