Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Bảo hiểm tiền gửi quốc tế

Khủng hoảng ngân hàng Northern Rock, bài học không chỉ của xứ sương mù

Thứ 5 , 16/07/2009
Chấn động của ngân hàng Northern Rock giờ đã dần đi qua nhưng những dư chấn vẫn còn khá nghiêm trọng đối với người gửi tiền, hệ thống tài chính ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế nước Anh. Đây không phải là bài học của riêng xứ sở sương mù mà là bài học chung cho hầu hết các quốc gia trên thế giới trong việc quản lý giám sát hệ thống ngân hàng, nâng cao niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính và thiết lập hệ thống bảo hiểm tiền gửi hoạt động hiệu quả.

 

1- Sóng gió Northern Rock

Northern Rock là  ngân hàng thương mại trung bình, riêng trong lĩnh vực thế chấp nhà đất (mortgage) là ngân hàng lớn thứ 5 của Anh và có lịch sử hoạt động hơn 100 năm. Nhưng ngân hàng này đã trải qua một đợt sóng gió làm rung chuyển hệ thống tài chính ngân hàng của Anh.

Sự việc bắt đầu từ những thông tin cho rằng Northern Rock cho vay thế chấp tràn lan và đang khan hiếm tiền mặt. Hậu quả là hàng ngàn người gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng Northern Rock đã xếp hàng từ sáng đến tối tại toàn bộ 76 chi nhánh của Ngân hàng này để rút ra bằng được tất cả tiền gửi của mình. Ngay lập tức trên thị trường chứng khoán giá cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm 31,46% và kéo theo đồng Bảng Anh bị sụt giảm nghiêm trọng. Trước tình hình khó khăn, Northern Rock đã phải kêu gọi sự giúp đỡ của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) bằng cách bơm tiền để ngân hàng này chi trả cho người gửi tiền. Sự hỗ trợ của NHTW Anh đã giúp Northern Rock thoát khỏi tình trạng thiếu tiền mặt, nhưng không giúp giảm số người đến rút tiền. Những phát biểu mang tính trấn an dư luận của NHTW Anh, Bộ tài chính khẳng định Northern Rock là ngân hàng an toàn, làm ăn có lãi đã không mang lại kết quả như mong đợi.

Cần phải nhắc lại là trong thời gian xảy ra khủng hoảng ngân hàng Northern Rock tại Anh, nước Mỹ cũng đã phải đối mặt với một trường hợp Ngân hàng gặp khó khăn tương tự, đó là ngân hàng Countrywide. Nhưng tại Mỹ, hiện tượng người gửi tiền rút tiền hàng loạt và đổ vỡ ngân hàng không xảy ra. Vậy đâu là nguyên nhân mang tính bản chất lý giải cho hiện tượng trên?

2- Bắt đầu từ sự khủng hoảng niềm tin

Tại sao hiện tượng rút tiền hàng loạt xảy ra tại Ngân hàng Northern Rock Anh nghiêm trọng hơn tại Countrywide - Mỹ?

Các chuyên gia kinh tế đã nghiên cứu những khác biệt trong hệ thống quản lý ngân hàng của Mỹ và Anh, và tìm ra được một số đặc điểm khác biệt then chốt của hệ thống quản lý ngân hàng và bảo hiểm tiền gửi tại hai quốc gia. Đây chính là nguyên nhân lý giải cho hiện tượng rút tiền hàng loạt tại Northern Rock mà không có tại Countrywide[1]. BHTG Mỹ hoạt động hiệu quả và người dân tin tưởng vào hệ thống ngân hàng còn ở Anh thì ngược lại hầu như hệ thống bảo hiểm tiền gửi không phát huy tác dụng trong việc tạo niềm tin và trấn an dư luận đặc biệt trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

Thứ nhất, hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi khác nhau. Tại Anh, bảo hiểm tiền gửi chỉ chi trả 100% cho 2000 bảng Anh đầu tiên (khoảng 4100 USD) và 90% đối với 33.000 bảng tiếp theo (khoảng 67.500). Như vậy mức chi trả này không đủ lớn để tạo niềm tin cho người gửi tiền. Trong khi đó tại Mỹ, tổ chức BHTG liên bang (FDIC) cung cấp mức bảo hiểm 100% cho tiền gửi lên tới 100.000 USD.

Thứ hai, cơ chế chi trả bảo hiểm tại Anh rất chậm so với tại Mỹ. Vấn đề quản lý ngân hàng trong mạng lưới an toàn tài chính của Anh được xây dựng trên cơ sở các luật về phá sản và mua lại, cản trở khả năng can thiệp của cơ quan giám sát và dẫn tới chậm chễ kéo dài khi giải quyết những đổ vỡ ngân hàng.

Thứ ba, mạng lưới cơ quan giám sát và bảo hiểm tiền gửi tại Anh hoạt động không thực sự hiệu quả. Trên thực tế, các cơ quan giám sát tại Anh không kiểm soát NH Northern Rock một cách chặt chẽ cũng như không can thiệp kịp thời ngay khi vấn đề nảy sinh. Cuối cùng, họ cũng không có khả năng xử lý tài sản ngân hàng bị đổ vỡ kịp thời. Nguyên nhân cơ bản là hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động giám sát, tiếp nhận xử lý, giải quyết tổ chức tài chính phá sản đã lỗi thời và không thống nhất. Hiện nay tại Anh việc ngân hàng phá sản do các luật liên quan tới phá sản điều chỉnh và quyết định bởi toà án dân sự mà không có sự phân biệt rõ ràng giữa phá sản doanh nghiệp thông thường và phá sản của tổ chức tài chính. Việc sáp nhập hay mua lại các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán được điều chỉnh bởi Luật Mua lại Hợp nhất (take-over Code) và các quy định liên quan đến lạm dụng thị trường. Các yêu cầu tuân thủ của những văn bản pháp lý này đã làm chậm trễ việc xử lý ngân hàng, gây lãng phí và không hiệu quả.

Ngược lại, tại Mỹ, BHTG liên bang là cơ quan giám sát trong hệ thống giám sát hợp nhất quốc gia. Đồng thời, năm 1991, Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính Luật BHTG và nhấn mạnh tới quyền yêu cầu hành động  chỉnh sửa tức thời (Prompt Corective Action) của BHTG Liên bang (FDIC) và trao cho cơ quan này quyền quản lý và chuyển nhượng các ngân hàng có vấn đề trước khi ngân hàng này mất khả năng thanh toán. Nếu trong trường hợp chuyển nhượng không thành công, FDIC theo quy định của pháp luật được quyền đóng cửa, bán hoặc thanh lý ngân hàng đó trước khi vốn bị thâm hụt. FDIC được phép tách bạch giữa quá trình đóng cửa pháp lý với quá trình đóng cửa thực tế và người gửi tiền được chi trả lên tới 100.000$ trong các ngày làm việc tiếp theo sau khi đóng cửa thực tế. Riêng đối với tài khoản tiết kiệm hưu trí, FDIC nâng hạn mức bảo hiểm lên tới 250.000$. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng rút tiền hàng loạt của những người gửi tiền nhỏ lẻ và người về hưu.

Đến thời điểm hiện tại, nước Anh vẫn chưa tìm được giải pháp nhằm xử lý dứt điểm cuộc khủng hoảng Ngân hàng Northern Rock và giải pháp cuối cùng đã được tính đến là quốc hữu hóa ngân hàng. Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, nếu giải pháp trên buộc phải thực hiện, uy tín của Chính phủ Anh sẽ bị sụt giảm và lòng tin công chúng đối với hệ thống tài chính quốc gia này sẽ bị tác động nghiêm trọng. Có thể nói, cuộc khủng hoảng Ngân hàng Northern Rock là một bài học quý đối với nhiều bên có liên quan, trong đó có hệ thống bảo hiểm tiền gửi.

3- Đâu là bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng Ngân hàng Northern Rock?

Bài học về xây dựng hệ thống giám sát tài chính hiệu quả và xây dựng chính sách phù hợp

Một trong những nguyên nhân đổ vỡ của Northern Rock là do các cơ quan giám sát hoạt động không hiệu quả và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát Anh có một số mặt còn hạn chế . Về vấn đề này, Thống đốc ngân hàng Mervyn King tuyên bố với BBC vào ngày 06 tháng 11 là:  “ Một số quốc gia có hệ thống có thể can thiệp kịp  và đưa tiền gửi của người gửi tiền nhỏ ra khỏi ngân hàng và chuyển sang tài khoản ngân hàng khác. Công cụ trên có vai trò đó quan trọng vì nếu chúng ta có quyền chuyển đổi tài khoản tiền gửi, chúng ta có thể thực hiện quyền này trước khi  buộc phải thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng cho Northern Rock, bởi vì nó có thể ngăn ngừa hiện tượng rút tiền hàng loạt khỏi ngân hàng. Ở Anh chúng ta không có và như vậy chúng ta cần có chức năng trên.

Bài học về xây dựng hệ thống bảo hiểm tiền gửi

Như trên đã phân tích, sự khủng hoảng niềm tin là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự lâm nạn của Northern Rock. Và điều đó liên quan trực tiếp đến việc thiết kế mô hình hoạt động của hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Một trong những tồn tại về việc thiết kế mạng an toàn tài chính quốc gia của Anh thể hiện rất rõ trong việc quy định về hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Anh

Cơ quan BHTG Anh không tham gia vào quá trình giám sát rủi ro. Theo các chuyên gia tài chính nếu không có quyền giám sát rủi ro, vai trò của Tổ chức BHTG trong việc đảm bảo an toàn hệ thống sẽ sụt giảm và những vấn đề rủi ro đạo đức có thể làm giảm động lực quản trị rủi ro của ngân hàng cũng như người gửi tiền.

Theo thông lệ quốc tế, một hệ thống bảo hiểm tiền gửi sẽ phát huy được tối đa hiệu quả hoạt động nếu được thiết kế theo mô hình giảm thiểu rủi ro( risk minimizer). Theo mô hình này, Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền thực hiện việc giám sát rủi ro đối với tổ chức tín dụng từ lúc bắt đầu hoạt động và tham gia xử lý nếu xảy ra đổ vỡ. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả xã hội và nền kinh tế thông qua việc giảm chi phí cho người dân, người gửi tiền, doanh nghiệp đồng thời Chính phủ cũng không phải can thiệp trực tiếp vào việc xử lý khủng hoảng vì có cơ quan chuyên nghiệp là tổ chức bảo hiểm tiền gửi làm việc này (Vụ rút tiền hàng loạt xảy ra ở Northern Rock theo đánh giá nếu có giải pháp hữu hiệu chỉ cần khoảng 5 đến 10 tỷ USD nhưng thực tế đã cần hỗ trợ lên tới $50bn nhưng hiệu quả vẫn không thực sự rõ ràng).Vụ đổ bể đó không chỉ gây tốn kém mà còn gây ra bất ổn xã hội.

Như vậy, để đảm bảo hiệu quả, vị trí của tổ chức BHTG trong mạng an toàn tài chính quốc gia phải được quy định rõ ràng với các chức năng giám sát rủi ro, tiếp nhận xử lý, chi trả kịp thời.

Bài học về sự quản trị khủng hoảng tài chính

Để ngăn chặn và xử lý khủng hoảng, các cơ quan chức năng cần có sự phản ứng nhanh. Cũng do cơ chế ràng buộc nên phản ứng của các cơ quan liên quan chậm. Thậm chí những quy định liên quan đến cơ chế chi trả tiền gửi được bảo hiểm cũng rất chậm chạm. Cơ quan quản lý ngân hàng trong mạng an toàn tài chính của Anh được xây dựng trên cơ sở các luật về phá sản và mua lại, cản trở khả năng can thiệp của cơ quan giám sát dẫn tới chậm chễ kéo dài khi giải quyết đổ vỡ.

Bài học về xây dựng cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách của Anh liên quan đến giám sát tài chính quốc gia tỏ ra lạc hậu và không theo kịp sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng nước này. Việc xây dựng chính sách và tư duy trong việc xây dựng chính sách cần phù hợp với sự phát triển của tồn tại xã hội. Ví dụ, hệ thống BHTG của nhiều quốc gia trên thế giới đều được thiết kế theo mô hình của tổ chức giảm thiểu rủi ro hoặc theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng trong khi đó tại Anh,  hoạt động BHTG vẫn theo mô hình chi trả (paybox). Trong điều kiện đó, vai trò của NHTW Anh xử lý nhanh vấn đề khủng hoảng cũng không rõ ràng do không đủ cơ sở pháp lý.

Việt Nam đang quá trình cải cách hệ thống tài chính ngân hàng theo hướng mở cửa và hiện đại hóa. Như vậy, những bài học về xây dựng hệ thống giám sát, hệ thống bảo hiểm tiền gửi, quản trị khủng hoảng, cơ chế chính sách rút ra từ vụ khủng hoảng Ngân hàng Northern Rock có ý nghĩa thời sự và cần nghiên cứu, học tập một cách nghiêm túc để không có một hiện tượng Northern Rock thứ hai xảy ra tại Việt Nam.

Thúy Sen - Duy Cường
(Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ tháng 5/2008)

[1] Nghiên cứu của ông Robert A.Eisenbeis, nguyên giám đốc ban nghiên cứu tại Ngân hàng dự trữ của Atlanta và ông George G.Kaufman, Đại học Loyola Chicago

 

Các tin khác

Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan

Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.

Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động

Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.

Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia

Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.

Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần

Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).

PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất

Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Chi nhánh BHTGVN tại TP. Đà Nẵng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Chi nhánh BHTGVN khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Giao lưu thể thao chào mừng Đại hội Đảng các cấp của BHTGVN
  • Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng
  • Đại hội các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
  • Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên tại Đảng bộ chi nhánh BHTGVN tại TP Hà Nội
  • Đảng bộ Chi nhánh BHTGVN tại TP. HCM: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực thi chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”
  • Chi bộ Nghiên cứu tổng hợp và Hợp tác quốc tế tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027
  • Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam
  • Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025
Quản lý ấn phẩm
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 51 - Quý I năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ