Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Nghiên cứu - Trao đổi

Đề xuất một số quy định mới về xếp hạng ngân hàng

Thứ 3 , 08/07/2025
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Thống đốc NHNN quy định xếp hạng tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cơ sở thực tiễn

NHNN cho biết, việc xây dựng và ban hành dự thảo Thông tư căn cứ trên các văn bản chỉ đạo, điều hành của Đảng, Chính phủ và NHNN (Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2025 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 20/01/2025 của Thống đốc NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2025, Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 20/01/2025 của Thống đốc NHNN về đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng năm 2025).

Ngoài ra, Luật Các TCTD năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024) sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư số 52 có một số nội dung quy định liên quan đến xếp hạng được tham chiếu đến các quy định tại Luật Các TCTD năm 2010.

 “Căn cứ vào cơ sở pháp lý và thực tiễn nêu trên, dự thảo Thông tư được xây dựng dựa trên các định hướng: Hoàn thiện hơn nữa cơ sở pháp lý về xếp hạng các TCTD; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị liên quan; từ đó tăng cường hiệu quả của công tác giám sát ngân hàng, đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống các TCTD” - NHNN thông tin.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho xếp hạng TCTD

Theo NHNN, mục tiêu của Thông tư sửa đổi là tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc xếp hạng TCTD, đảm bảo sát thực tế, phản ánh đúng rủi ro và tình hình hoạt động của các tổ chức. Một điểm mới đáng chú ý là cập nhật thêm đối tượng không thuộc phạm vi áp dụng gồm các TCTD đang trong diện "can thiệp sớm" theo Luật Các TCTD năm 2024.

Lý giải nội dung này, NHNN cho biết, theo quy định tại Điều 156,157,158,159,160 Luật Các TCTD năm 2024, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi được áp dụng can thiệp sớm phải xây dựng và thực hiện phương án khắc phục. Đồng thời, trong thời gian thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm được áp dụng một số biện pháp hỗ trợ. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng hoạt động, rủi ro đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông qua các tiêu chí đánh giá tại Thông tư xếp hạng sẽ không còn phù hợp.

Đáng chú ý, Dự thảo đã sửa đổi, bổ sung hai chỉ tiêu mới trong tiêu chí "Chất lượng tài sản". Cụ thể, Dự thảo bổ sung quy định: Tỷ lệ dự phòng cụ thể đã trích lập so với nợ nhóm 2 đến nhóm 5; Tỷ lệ tài sản có khác bình quân so với Tổng tài sản bình quân. Theo cơ quan soạn thảo, việc bổ sung chỉ tiêu Tỷ lệ dự phòng cụ thể đã trích lập so với nợ nhóm 2 đến nhóm 5 phản ánh mức độ bao phủ nợ quá hạn, nợ xấu bằng dự phòng rủi ro đã trích lập của ngân hàng thương mại(NHTM). Việc bổ sung tỷ lệ này sẽ giúp đánh giá được đầy đủ hơn về chất lượng tài sản của NHTM. Còn với chỉ tiêu Tỷ lệ tài sản có khác bình quân so với Tổng tài sản bình quân phản ánh mức độ tập trung của NHTM vào các tài sản có khác. Do đó, cần thiết bổ sung chỉ tiêu trên để có thêm căn cứ đánh giá tiêu chí Chất lượng tài sản của NHTM. Các bổ sung này nhằm giúp cơ quan giám sát có thêm công cụ đánh giá toàn diện, sát với rủi ro thực tế hơn.

Điều chỉnh ngưỡng phân loại NHTM có quy mô lớn 

Theo dự thảo, NHNN sửa phân loại nhóm ngân hàng thương mại có quy mô lớn là nhóm có tổng giá trị tài sản bình quân theo quý trong năm xếp hạng trên 200.000 tỷ đồng (thay vì 100.000 tỷ đồng theo quy định hiện tại).

NHNN cho biết, trong các năm qua, quy mô tổng tài sản của hệ thống các TCTD tăng lên đáng kể: năm 2018 (thời điểm xây dựng, ban hành Thông tư 52) đạt 11,07 triệu tỷ đồng; năm 2024 đạt 22,9 triệu tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với tổng tài sản năm 2018 (trong đó, tổng tài sản của các NHTM tăng gấp 2,1 lần trong giai đoạn 2018-2024). Vì vậy, việc điều chỉnh quy mô nhóm đồng hạng đối với các NHTM trong quá trình xếp hạng là cần thiết, để phù hợp hơn với thực tiễn.

Cộng điểm cho ngân hàng áp dụng thông tư mới về tỷ lệ an toàn vốn

NHNN bổ sung một phương án mới trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn, đó là áp dụng theo Thông tư mới ban hành, quy định tỷ lệ an toàn vốn cho NHTM và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đồng thời, cộng thêm 01 điểm vào chỉ tiêu định lượng về tỷ lệ an toàn vốn nếu ngân hàng áp dụng Thông tư này khi thực hiện xếp hạng.

Quy định này nhằm khuyến khích các TCTD áp dụng sớm các tiêu chuẩn theo khuyến nghị của Ủy ban Basel (cao hơn các yêu cầu hiện nay tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN) về an toàn vốn.

Tăng trọng số về quản trị điều hành

Ngoài ra, NHNN cũng sẽ thay đổi trọng số Tiêu chí, nhóm chỉ tiêu định lượng và nhóm chỉ tiêu định tính trong từng tiêu chí. Cụ thể: nâng trọng số của Quản trị điều hành (M) từ 10% lên 15%, trong đó nhóm chỉ tiêu định lượng tăng từ 3% lên 8%; giảm trọng số tiêu chí “Kết quả hoạt động kinh doanh” (E) từ 20% xuống 15%, nhóm chỉ tiêu định lượng từ 15% xuống còn 10%.

NHNN cho rằng, các ngân hàng cần hướng đến sự phát triển bền vững, không vì mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn trước mắt để phù hợp với mục tiêu chung trong Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (theo Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018). Nâng cao chất lượng quản trị điều hành của TCTD đồng nghĩa với yêu cầu các TCTD phải chú trọng hơn đến quản lý rủi ro, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel.

Việc sửa đổi Thông tư 52 thể hiện quyết tâm của NHNN trong hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường hiệu quả công tác giám sát ngân hàng, đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống các TCTD. Những điều chỉnh về phương pháp xếp hạng, tiêu chí đánh giá, trọng số và cách khuyến khích các TCTD cải thiện quản trị là bước tiến phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu từ thực tiễn.

PV

Các tin khác

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chuyển đổi số mạnh mẽ, đảm bảo an toàn cho người gửi tiền
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chuyển đổi số mạnh mẽ, đảm bảo an toàn cho người gửi tiền

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 là dịp để tôn vinh những đóng góp to lớn của...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 về tăng...

Xây dựng hệ thống tín dụng nhân dân minh bạch, vững mạnh, hiện đại, gắn kết cộng đồng và phát triển bền vững
Xây dựng hệ thống tín dụng nhân dân minh bạch, vững mạnh, hiện đại, gắn kết cộng đồng và phát triển bền vững

Ngày 4/7/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến rộng rãi...

Bình dân học vụ số tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Bình dân học vụ số tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu của thời đại, việc phổ cập kỹ...

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng

Sáng 27/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) với 435/443 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành.

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Hội thao chào mừng Đại hội Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030
  • Bảo hiểm tiền gửi Costa Rica và Bảo hiểm tiền gửi Trung Phi gia nhập Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chuyển đổi số mạnh mẽ, đảm bảo an toàn cho người gửi tiền
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham dự Hội thảo Quốc tế về tài chính năm 2025
  • Lấy ý kiến Hồ sơ xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Tiền di động
  • Đề xuất một số quy định mới về xếp hạng ngân hàng
  • Đại hội Đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030 Đại hội của Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Hiệu quả và Phát triển
  • Mối quan hệ giữa chính sách bảo hiểm tiển gửi với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
  • Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chủ động đổi mới, quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị giai đoạn 2025 - 2030
  • Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ