Theo đó, Chính phủ sẽ chi trả 100.000 đô la New Zealand (tương đương khoảng 60.770 đô la Mỹ) cho người gửi tiền tại các ngân hàng, hiệp hội tín dụng, hiệp hội xây dựng và các công ty tài chính. Với hạn mức này sẽ bảo vệ được khoảng 93% người gửi tiền ở New Zealand.
DCS bảo vệ cho cá nhân, doanh nghiệp, quỹ tín thác và tự động bảo hiểm cho các loại tài khoản như: tài khoản giao dịch, tài khoản tiết kiệm, tài khoản thông báo và tiền gửi có kỳ hạn. Không thực hiện bảo hiểm các khoản đầu tư như KiwiSaver (tiết kiệm hưu trí), trái phiếu, cổ phiếu và các sản phẩm tương tự. Theo tuyên bố của RBNZ, người gửi tiền không cần phải thực hiện bất kỳ hành động nào, nhưng nên kiểm tra với tổ chức tài chính của mình để xác nhận những tài khoản nào được bảo vệ.
Kerry Beaumont - Giám đốc Thực thi và Xử lý tại Ngân hàng Dự trữ cho biết, mặc dù việc tổ chức tài chính bị đổ vỡ là rất khó xảy ra, nhưng DCS sẽ giúp người gửi tiền an tâm hơn khi gửi tiền tại các ngân hàng. Bảo hiểm tiền gửi đã tồn tại ở nhiều quốc gia khác và không chỉ thiết lập một cơ chế bảo vệ tiền gửi cho người dân mà còn nâng cao quyền giám sát, quản lý của Ngân hàng Dự trữ Trung ương. Việc củng cố mạng an toàn tài chính này sẽ giúp duy trì nền kinh tế ổn định và linh hoạt, bảo vệ lợi ích của cả người gửi tiền cũng như uy tín tài chính của quốc gia./.
Thái Huy – Chi nhánh BHTGVN tại TP. Hồ Chí Minh
Nguồn:
https://www.rbnz.govt.nz/hub/news/2025/07/depositor-compensation-scheme-now-in-effect
https://english.news.cn/20250701/9a33b67f1f2a4bc7a5c11f73b8aed391/c.html