Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ LẦN THỨ III, NHIỆM KỲ 2025-2030

Mối quan hệ giữa chính sách bảo hiểm tiển gửi với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng

Thứ 2 , 07/07/2025
Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ nghĩa Mác, Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đóng vai trò kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, từ xác lập mục tiêu chiến lược đến hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, vấn đề giữ vững niềm tin của nhân dân đối với chế độ xã hội chủ nghĩa và vai trò lãnh đạo của Đảng đòi hỏi phải có những thiết chế bảo vệ hiệu quả quyền lợi nhân dân, trong đó có quyền được an toàn tài chính. Chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một thiết chế tài chính đặc thù được Nhà nước bảo trợ, hướng tới bảo vệ người gửi tiền, chủ yếu là các cá nhân có thu nhập trung bình, khỏi rủi ro từ sự đổ vỡ của tổ chức tín dụng (TCTD).

Trong bối cảnh hiện nay, khi Đảng Cộng sản Việt Nam xác định “bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ sống còn”, thì chính sách BHTG cũng đóng vai trò gián tiếp nhưng vô cùng quan trọng trong việc củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ, vào vai trò lãnh đạo của Đảng. Để góp phần bảo vệ nền tảng của Đảng, bài viết này làm rõ thêm mối quan hệ giữa chính sách BHTG với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; thực trạng và tác động của thực trạng chính sách BHTG với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; định hướng hoàn thiện chính sách BHTG.

Mối quan hệ giữa chính sách BHTG - chính sách bảo vệ người gửi tiền với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chủ nghĩa Mác, Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, được ghi nhận rõ trong Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng. Đảng ta khẳng định: “Kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác, Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là điều kiện tiên quyết để xây dựng và bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa”, “bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Đảng, bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, bảo vệ Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ XHCN”. Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị nhấn mạnh nhiệm vụ này trong điều kiện hiện nay, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, tài chính và không gian mạng, nơi niềm tin của nhân dân dễ bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế, xã hội.

BHTG là chính sách công nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền trong trường hợp TCTD mất khả năng chi trả hoặc phá sản. Đây là thiết chế tài chính bảo vệ niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, tránh hiện tượng rút tiền ồ ạt gây bất ổn hệ thống. BHTG có vai trò tương đồng với các thiết chế phúc lợi Nhà nước trong mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, “đặt con người làm trung tâm, bảo vệ quyền lợi thiết yếu của nhân dân”. Ở Việt Nam, chính sách này được quy định tại Luật BHTG năm 2012 và được bổ sung, hoàn thiện trong Luật Các TCTD năm 2024, thể hiện rõ hơn vai trò giám sát, can thiệp của Nhà nước thông qua BHTGVN.

Chính sách BHTG là một thiết chế tài chính, xã hội đặc thù, nhằm bảo vệ người gửi tiền, ổn định hệ thống ngân hàng và duy trì niềm tin vào thể chế tài chính do Đảng lãnh đạo. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách này không chỉ mang tính chất kỹ thuật mà còn mang đậm tính chính trị, tư tưởng. Mối quan hệ giữa chính sách BHTG với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được thể hiện qua những nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, thể hiện rõ bản chất “vì dân” trong nền tảng tư tưởng của Đảng. Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa Mác, Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn khẳng định quan điểm “lấy dân làm gốc”, trong đó lợi ích của nhân dân là mục tiêu tối thượng của mọi chủ trương, chính sách. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm” . Trong hệ thống tài chính, ngân hàng, người gửi tiền thường là người dân lao động, có thu nhập trung bình, ít hiểu biết tài chính và dễ bị tổn thương trước các rủi ro thị trường. Chính sách bảo hiểm tiền gửi, do đó, góp phần hiện thực hóa mục tiêu vì dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, một trong những biểu hiện sinh động của nền tảng tư tưởng của Đảng.

Thứ hai, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào thể chế kinh tế, tài chính do Đảng lãnh đạo. Niềm tin của người dân vào chế độ và thể chế tài chính là yếu tố cốt lõi để duy trì ổn định chính trị, xã hội. Trong bối cảnh có khủng hoảng ngân hàng hoặc thông tin tiêu cực, chính sách bảo hiểm tiền gửi đóng vai trò như một “tấm khiên tâm lý”, giúp người dân yên tâm gửi tiền, tránh tình trạng rút tiền hàng loạt, đổ vỡ dây chuyền. Sự bảo vệ này củng cố lòng tin vào Nhà nước, vào năng lực điều hành nền kinh tế của Đảng và chính quyền, “niềm tin xã hội là nền móng vững chắc để bảo vệ vững chắc chế độ và nền tảng tư tưởng của Đảng”.

Thứ ba, là công cụ thể chế hóa nguyên lý của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách bảo hiểm tiền gửi không vận hành theo cơ chế thị trường thuần túy mà được Nhà nước bảo trợ, có giới hạn chi trả và ưu tiên bảo vệ người gửi tiền cá nhân. Điều này phản ánh đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nơi thị trường được vận hành đầy đủ nhưng có sự điều tiết của Nhà nước để bảo đảm công bằng, an sinh và ổn định. Chính sách BHTG là sự kết tinh giữa hiệu quả kinh tế và giá trị xã hội, thể hiện bản chất nhân văn, tiến bộ của chế độ ta, “phát triển kinh tế gắn với bảo vệ con người là một nội dung trung tâm của tư tưởng phát triển của Đảng”.

Thứ tư, thể hiện vai trò của Đảng trong lãnh đạo toàn diện các chính sách kinh tế, tài chính. Đảng không chỉ định hướng các mục tiêu phát triển kinh tế, mà còn lãnh đạo, kiểm soát và điều chỉnh các công cụ chính sách cụ thể như bảo hiểm tiền gửi. Việc ban hành, điều chỉnh hạn mức chi trả, mở rộng chức năng giám sát, tuyên truyền chính sách đều nằm trong chủ trương nhất quán của Đảng về bảo vệ lợi ích nhân dân trong lĩnh vực tài chính. Chính sách bảo vệ người gửi tiền trở thành một bộ phận không tách rời trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nhất là khi các yếu tố kinh tế ngày càng gắn bó mật thiết với ổn định chính trị, tư tưởng.

Thứ năm, ngăn ngừa các nguy cơ “xuyên tạc kinh tế” làm suy yếu nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong điều kiện hiện nay, các thế lực thù địch thường lợi dụng bất ổn kinh tế, đặc biệt là các vụ đổ vỡ ngân hàng, phá sản tổ chức tín dụng để xuyên tạc, công kích vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận tính ưu việt của chế độ. Việc chủ động ứng phó rủi ro, bảo vệ người dân qua chính sách BHTG chính là cách “vô hiệu hóa” các nguy cơ tư tưởng ngay từ gốc, như tinh thần Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh: “bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa”.

Tác động của chính sách BHTG đối với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chính sách BHTG tại Việt Nam hiện đang vận hành theo khuôn khổ của Luật BHTG năm 2012 và Luật Các TCTD năm 2024. Chính sách này được thiết kế để bảo vệ người gửi tiền cá nhân - chủ yếu là người dân có thu nhập trung bình và thấp - khi tổ chức tín dụng bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả. Dưới góc nhìn chính trị - tư tưởng, thực trạng triển khai chính sách BHTG tại Việt Nam hiện nay có tác động hai chiều đối với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, một mặt tạo nền tảng củng cố niềm tin nhân dân, mặt khác còn tiềm ẩn một số nguy cơ làm suy giảm hiệu lực tư tưởng nếu không được hoàn thiện kịp thời.

Tác động tích cực

Thực trạng triển khai chính sách BHTG tại Việt Nam trong thời gian qua đã đem lại nhiều tác động tích cực đối với việc củng cố niềm tin xã hội, khẳng định bản chất nhân dân của Đảng và góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, qua đó gián tiếp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ nhất, góp phần bảo vệ quyền lợi người dân, hiện thực hóa tư tưởng “vì dân”. Với số lượng hơn 120 triệu lượt người gửi tiền được bảo vệ, chính sách BHTG đã bảo đảm quyền lợi cho phần lớn người dân, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội - những người có thu nhập trung bình và thấp gửi tiết kiệm tại ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. Chính sách này giúp người dân “an tâm hơn trong việc tích lũy và gửi giữ tài sản, nhất là trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động” . Điều đó thể hiện rõ vai trò của Đảng trong việc chăm lo lợi ích thiết thực của nhân dân, là biểu hiện thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về việc “lấy dân làm gốc”, một nguyên lý cốt lõi của nền tảng tư tưởng Đảng.

Thứ hai, ổn định tâm lý xã hội, duy trì niềm tin vào thể chế tài chính - ngân hàng. Chính sách BHTG có tác dụng như một “tấm lưới an toàn”, giúp ngăn chặn hiệu ứng dây chuyền khi có biến động trong hệ thống ngân hàng. Sự ổn định này không chỉ duy trì trật tự thị trường mà còn “củng cố niềm tin của nhân dân vào năng lực quản lý kinh tế - tài chính của Nhà nước, vào sự lãnh đạo của Đảng đối với các vấn đề trọng yếu của nền kinh tế”. Niềm tin xã hội là nền tảng tinh thần cho sự ổn định tư tưởng chính trị, từ đó bảo vệ vững chắc vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện kinh tế thị trường nhiều biến động.

Thứ ba, thể hiện bản chất ưu việt của mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chính sách BHTG tại Việt Nam không chỉ áp dụng nguyên tắc thị trường (chi trả theo hạn mức, thu phí từ tổ chức tham gia), mà còn kết hợp định hướng xã hội rất rõ ràng - ưu tiên bảo vệ người gửi tiền cá nhân, đặc biệt là các khoản tiền nhỏ. Điều này cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội - một đặc điểm tiêu biểu của mô hình phát triển XHCN do Đảng lãnh đạo. Chính sách BHTG trở thành minh chứng thuyết phục cho việc xây dựng thể chế “vì con người”, “không để ai bị bỏ lại phía sau”, từ đó nâng cao sự đồng thuận xã hội và khẳng định tính chính đáng của nền tảng tư tưởng của Đảng trong lòng dân.

Chính sách BHTG không chỉ là một công cụ tài chính mà còn là một thiết chế chính trị - xã hội quan trọng, góp phần bảo vệ người dân khỏi rủi ro thị trường, duy trì niềm tin vào Nhà nước và Đảng, hiện thực hóa các nguyên lý tư tưởng của Đảng trong thực tiễn, qua đó có tác động tích cực rõ rệt trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua ổn định xã hội, củng cố lòng tin và khẳng định tính ưu việt của thể chế.

Tác động tiêu cực (hạn chế tiềm ẩn)

Bên cạnh những tác động tích cực đã đạt được, thực trạng chính sách BHTG tại Việt Nam hiện nay vẫn bộc lộ một số hạn chế, nếu không được điều chỉnh kịp thời có thể ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của người dân và gián tiếp gây tổn hại đến nền tảng tư tưởng của Đảng. Cụ thể:

Quyền can thiệp sớm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - cơ quan thực thi chính sách BHTG - vẫn còn giới hạn. Mặc dù Luật Các TCTD năm 2024 đã mở rộng thẩm quyền của BHTGVN, song Luật BHTG chưa có các quy định tương ứng.

Vẫn còn một bộ phận người dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi và trong nhóm người cao tuổi, chưa hiểu rõ bản chất của chính sách BHTG, “thông tin không đầy đủ có thể tạo ra tâm lý lệch lạc, làm giảm động lực quản trị rủi ro cả từ phía TCTD và người gửi tiền”.

Nguyên nhân chủ yếu do chính sách BHTG ở Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa có sự điều chỉnh linh hoạt theo biến động của thị trường tài chính. Mặt khác, nguồn lực của BHTGVN, cả về nhân sự lẫn tài chính, còn hạn chế so với yêu cầu mở rộng chức năng. Tỷ lệ dự phòng rủi ro so với tổng tiền gửi được bảo hiểm vẫn thấp hơn nhiều so với chuẩn quốc tế (thường khuyến nghị khoảng 2-2,5%) . Nhận thức của người dân về chính sách BHTG chưa đồng đều, do thiếu tiếp cận các kênh truyền thông chính thống hoặc do trình độ dân trí chưa cao ở một số khu vực.

Các tác động tiêu cực của thực trạng chính sách BHTG hiện nay không mang tính bản chất, nhưng là hệ quả của độ trễ chính sách. Nếu không được điều chỉnh kịp thời, những hạn chế này có thể bị lợi dụng để xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và gây suy giảm nền tảng tư tưởng trong nhận thức nhân dân. Do đó, việc sớm hoàn thiện chính sách BHTG, cả về nội dung lẫn hình thức, không chỉ là yêu cầu của quản trị tài chính công, mà còn là nội dung quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.

Định hướng hoàn thiện chính sách BHTG góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chính sách BHTG vừa là kênh quan trọng để hiện thực hóa tư tưởng “lấy dân làm gốc”, vừa là một chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua chính sách công. Những mặt tích cực cần được phát huy, trong khi những hạn chế phải được kịp thời điều chỉnh để bảo đảm rằng chính sách không chỉ “đúng về mục tiêu mà còn trúng về tác động tư tưởng - xã hội”.

Nâng cao vai trò của BHTGVN trong tham gia xử lý TCTD yếu kém

Hiện nay, Luật Các TCTD năm 2024 quy định nhiệm vụ của BHTGVN khi tham gia vào quá trình can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt TCTD như: Tham gia đánh giá tính khả thi phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của quỹ tín dụng nhân dân; cho vay đặc biệt đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô theo quy định của pháp luật về BHTG; mua trái phiếu dài hạn của TCTD nhận chuyển giao bắt buộc NHTM theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước; tham gia xây dựng phương án phá sản TCTD được kiểm soát đặc biệt, phối hợp với TCTD để chi trả BHTG cho người gửi tiền theo phương án phá sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt…Trong bối cảnh đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật BHTG là cần thiết để “theo kịp” Luật Các TCTD 2024, hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý cho hoạt động của tổ chức BHTG.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý về BHTG không chỉ là yêu cầu về mặt kỹ thuật tài chính, mà còn là biểu hiện cụ thể của trách nhiệm Nhà nước trong việc bảo vệ nhân dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, “nhà nước không chỉ đảm bảo tự do kinh doanh, mà còn chủ động can thiệp khi lợi ích của người dân bị đe dọa”.

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền và giáo dục tài chính

Tuyên truyền, phổ biến chính sách và nâng cao hiểu biết tài chính cho người dân là một thành tố quan trọng trong việc bảo đảm hiệu lực thực thi của các chính sách công, đặc biệt là các chính sách mang tính chuyên sâu và kỹ thuật như BHTG. Theo kinh nghiệm quốc tế, mức độ nhận thức và hiểu biết của người dân về chính sách BHTG có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi gửi tiền, sự ổn định của hệ thống ngân hàng và mức độ tin cậy vào Nhà nước trong quản lý tài chính, tiền tệ.

Ở Việt Nam, chính sách BHTG được thiết kế để bảo vệ người gửi tiền cá nhân, chủ yếu là người có thu nhập thấp, người lao động và người dân vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, khảo sát của BHTGVN cho thấy: “tỷ lệ người dân hiểu đúng về quyền lợi, điều kiện và hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi còn thấp, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số và người cao tuổi” . Điều này dẫn đến tình trạng hiểu sai, hoặc kỳ vọng vượt quá, khả năng bảo vệ của chính sách, làm phát sinh tâm lý hoang mang khi có thông tin tiêu cực, đồng thời làm suy giảm tính tự chủ của người gửi tiền trong việc lựa chọn TCTD.

Không những thế, các TCTD chưa đặt trọng tâm vào việc phổ cập chính sách BHTG cùng với các sản phẩm dịch vụ liên quan đến tiền gửi.

Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền và giáo dục tài chính, cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau: Xây dựng chiến lược truyền thông chính sách BHTG toàn diện, dài hạn, với sự tham gia của các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ. Tích hợp nội dung về BHTG và giáo dục tài chính vào chương trình học phổ thông và đại học, nhất là trong các môn học liên quan đến kinh tế, công dân, pháp luật. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, kết hợp giữa truyền thống (tờ rơi, hội thảo cộng đồng) và hiện đại (video, mạng xã hội, app tài chính), chú trọng đối tượng người dân vùng nông thôn, lao động nhập cư, người cao tuổi. Nâng cao vai trò chủ động của BHTGVN trong thiết kế và triển khai các chiến dịch truyền thông độc lập.

Giáo dục tài chính và tuyên truyền chính sách BHTG không chỉ mang ý nghĩa truyền thông, mà còn là một phần thiết yếu trong việc xây dựng ý thức công dân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nơi mỗi người dân không chỉ được bảo vệ mà còn chủ động tham gia vào các quyết định tài chính của mình, “góp phần hình thành một xã hội dân chủ, văn minh và ổn định từ gốc rễ của niềm tin nhân dân vào chính sách của Đảng và Nhà nước”.

Chính sách BHTG là một trong những thiết chế tài chính công có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, ổn định hệ thống ngân hàng và củng cố niềm tin vào thể chế tài chính do Đảng và Nhà nước lãnh đạo. Trong tổng thể các chính sách công phục vụ phát triển bền vững, BHTG giữ một vị trí quan trọng, vừa bảo vệ cá nhân, vừa củng cố niềm tin xã hội vào định hướng của Đảng. “Xây dựng và hoàn thiện thể chế tài chính vì con người, ổn định và nhân văn là một trong những nội dung cốt lõi trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Do đó, BHTG cần được nhìn nhận và phát triển không chỉ như một thiết chế tài chính, mà còn như một phần trong chiến lược chính trị, tư tưởng dài hạn của Đảng./.

TS. Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội

Các tin khác

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua chính sách Bảo hiểm tiền gửi- chính sách bảo vệ người gửi tiền
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua chính sách Bảo hiểm tiền gửi- chính sách bảo vệ người gửi tiền

Đại hội Đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030: Đại hội của Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Hiệu quả và Phát triển
Đại hội Đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030: Đại hội của Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Hiệu quả và Phát triển

Đại hội Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam lần thứ III là sự kiện chính trị quan trọng,...

Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chủ động đổi mới, quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị giai đoạn 2025 - 2030
Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chủ động đổi mới, quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị giai đoạn 2025 - 2030

Đảng ta đã xác định từ Đại hội XIV, đất nước ta sẽ bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ...

Chi bộ Chi nhánh BHTGVN khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long tổ chức thành công Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Chi bộ Chi nhánh BHTGVN khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long tổ chức thành công Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 19/5/2025, tại thành phố Cần Thơ, Chi bộ Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Chi nhánh BHTGVN khu vực Bắc Trung Bộ: Tích cực phát huy sức mạnh tiên phong trong chuyển đổi số từ đội ngũ đảng viên
Chi nhánh BHTGVN khu vực Bắc Trung Bộ: Tích cực phát huy sức mạnh tiên phong trong chuyển đổi số từ đội ngũ đảng viên

Trong kỷ nguyên của nền công nghiệp hiện đại, chuyển đổi số là một tất yếu khách quan của...

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Tín dụng nền kinh tế đạt hơn 17,2 triệu tỷ đồng đến ngày 30/6/2025
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua chính sách Bảo hiểm tiền gửi- chính sách bảo vệ người gửi tiền
  • Hội thao chào mừng Đại hội Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030
  • Bảo hiểm tiền gửi Costa Rica và Bảo hiểm tiền gửi Trung Phi gia nhập Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chuyển đổi số mạnh mẽ, đảm bảo an toàn cho người gửi tiền
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham dự Hội thảo Quốc tế về tài chính năm 2025
  • Lấy ý kiến Hồ sơ xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Tiền di động
  • Đề xuất một số quy định mới về xếp hạng ngân hàng
  • Đại hội Đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030: Đại hội của Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Hiệu quả và Phát triển
  • Mối quan hệ giữa chính sách bảo hiểm tiển gửi với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ