Đối với người dân Mỹ, dường như sự sụp đổ của một ngân hàng đơn thuần chỉ là cái tên ngân hàng đó “biến mất” trên thị trường, không gây xáo trộn lớn trong đời sống kinh tế - xã hội. Điều này thể hiện vai trò rất quan trọng và hiệu quả hoạt động của FDIC (tổ chức BHTG ra đời sớm nhất trên thế giới trong quá trình tái cơ cấu hệ thống tài chính nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền sau khi hàng loạt các ngân hàng bị sụp đổ những năm 1929-1930 dẫn đến tình trạng quyền lợi của người gửi tiền bị đe dọa). Cùng với những cải cách tích cực và toàn diện hệ thống giám sát tài chính của Chính phủ Mỹ, FDIC đã thể hiện tốt vai trò là cơ quan tạo lập và khôi phục niềm tin của công chúng vào thị trường tài chính ngân hàng (
Có thể nói, không chỉ riêng ở Mỹ, trong thời kỳ khủng hoảng, Chính phủ các nước đã sử dụng công cụ BHTG như một “cứu cánh” để khôi phục niềm tin của công chúng vào thị trường bằng việc gia tăng các biện pháp bảo vệ người gửi tiền và giúp các ngân hàng đổ bể rút lui khỏi thị trường một cách có trật tự. Cụ thể như trong khủng hoảng tài chính vừa qua, hàng loạt quốc gia tại các khu vực khác nhau trên thế giới đã tăng hạn mức chi trả BHTG hoặc chuyển sang chi trả không giới hạn. Mỹ đã tăng hạn mức chi trả từ 100.000 USD lên 250.000 USD và duy trì đến hết năm 2013. Tại khu vực châu Âu, trong năm 2008, 25 trên tổng số 27 quốc gia thuộc cộng đồng châu Âu đã điều chỉnh tăng hạn mức chi trả BHTG hoặc chuyển sang chi trả không giới hạn. Tại châu Á, việc điều chỉnh hạn mức cũng được nhiều quốc gia thực hiện, trong đó Ðài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc) đã chuyển sang chi trả không giới hạn. Hầu hết các quốc gia trong khu vực Ðông - Nam Á, là thành viên Ủy ban khu vực châu Á thuộc Hiệp hội BHTG quốc tế đã tăng hạn mức chi trả BHTG.
Từ khi thành lập đến nay, BHTGVN đã tham gia xử lý đổ vỡ cho 37 Quỹ tín dụng nhân dân, tại 11 tỉnh trên toàn quốc với số tiền hơn 18 tỷ đồng cho hơn 1.500 người gửi tiền; cho vay hỗ trợ tài chính cho 4 Quỹ tín dụng với tổng số tiền 6,4 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền kể trên không phải lấy từ vốn ngân sách để xử lý và cũng không có bất cứ một bất ổn về chính trị, xã hội nào xảy ra như đã từng xảy ra trước khi BHTGVN chưa được thành lập. Chúng ta có thể khẳng định rằng từ việc đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, tạo niềm tin công chúng của BHTGVN đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng có nguồn vốn huy động tăng bình quân 27% - 32%, dư nợ cho vay tăng bình quân từ 30% -35%.
Việt Nam đã hội nhập thực sự với nền kinh tế thế giới kể từ khi gia nhập WTO, cơ chế bao cấp dần dần được xóa bỏ, do đó nguy cơ xảy ra các vụ phá sản ngân hàng là hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là khi nước ta cũng không nằm ngoài khu vực chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mặt khác, thực tế ở Việt Nam, khoảng cách giữa sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ tài chính với hoạt động quản trị rủi ro đang ngày càng lớn. Trong bối cảnh đó theo quy định của Nghị định141/2006/NĐ-CP buộc các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) phải tăng vốn điều lệ theo lộ trình với bước 1 đến hết năm 2008 phải đạt 1000 tỷ đồng và bước 2 phải đạt 3.000 tỷ đồng hạn chót 31/12/2010.
Hiện tại trong số 37 ngân hàng cổ phần thương mại đang hoạt động có khoảng 20 ngân hàng chưa đạt mức vốn yêu cầu. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ đầu năm tới nay chỉ mới có 6 hồ sơ xin tăng vốn được duyệt, trong đó có 3 hồ sơ của ngân hàng có vốn trên 3.000 tỷ đồng. Như vậy, còn 17 ngân hàng đang trên đường đua về đích. Một sơ thảo mới đây của NHNN về danh mục vốn pháp định của TCTD dự kiến sẽ nâng mức vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng trong năm 2010 lên 5.000 tỉ đồng thay vì mức 3.000 tỉ đồng vào cuối năm 2010.
Lý do tăng vốn được lãnh đạo của các NHTM CP lý giải là nhằm giải quyết bài toán nâng cao năng lực tài chính và chất lượng dịch vụ để tiếp cận theo các tiêu chuẩn quốc tế, buộc phải bổ sung thêm vốn, nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel; đồng thời thu hẹp khoảng cách về năng lực tài chính, công nghệ của các NHTM VN với NHTM trong khu vực; tăng vốn là để có đủ chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ phát triển mạng lưới tranh thủ chiếm lĩnh thị phần. Do vậy, việc tăng vốn điều lệ là một việc làm tất yếu, vì nếu quy mô vốn ít sẽ rất khó nâng cao năng lực cạnh tranh trên sân chơi tự do. Họ cho rằng vốn ít đồng nghĩa chấp nhận tụt hậu trong cuộc cạnh tranh quá khốc liệt hiện nay. Hơn nữa ít vốn thì không thể nào mở rộng kinh doanh, phát triển công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm
Nhưng một thực tế đáng lo ngại đó là các ngân hàng nhỏ, ngân hàng yếu kém sáp nhập lại với nhau thì chỉ có cộng thêm vốn theo đúng quy định, chứ những yếu tố khác ít có cơ hội nhân lên, không mang lại đội ngũ quản lý giỏi hơn, không có được chất lượng hoạt động tốt hơn, không làm tăng thêm sức mạnh gì cho chính nó cũng như cho toàn hệ thống, càng không có gì bảo đảm cho sự an toàn hơn cho cả hệ thống ngân hàng. Đây là điều đáng lo ngại nhất cho BHTGVN trong việc bảo vệ tốt quyền lợi người gửi tiền góp phần duy sự phát triển an toàn bền vững hệ thống tài ngân hàng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của BHTGVN trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới là năng lực tài chính còn quá thấp so với thông lệ quốc tế (quỹ BHTG/ tổng số dư tiền gửi ở các nước thường là 2,5% - 5%). Khi thành lập Vốn điều lệ của BHTGVN được cấp 1.000 tỷ đồng, đến năm 2008 cấp bổ sung là 5.000 tỷ đồng nhưng thực tế thì chưa được cấp bổ sung. Thực chất vốn của BHTGVN chỉ mới xấp xỉ 1%/ tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm, thấp hơn rất nhiều so với thông lệ quốc tế, Hạn mức chi trả lúc mới thành lập là 30 triệu đồng và 50 triệu đồng được áp dụng từ năm 2005 nay cũng không còn phù hợp khi mà thu nhập bình quân đầu người ở nước ta năm sau cao hơn năm trước, cộng với tốc độ trượt giá và giá trị các khoản tiền gửi của người dân cũng tăng theo mức sống. Cùng với tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng trong thời gian tới là rất lớn so với vốn tự có của BHTGVN.
Nếu làm một phép thử về việc hệ thống ngân hàng đổ bể thì mình tổ chức BHTG không thể nào gánh nổi và có khi một quốc gia cũng chưa chắc đã gánh nổi chứ đừng nói một mình BHTG. Điều đó cho thấy vai trò rất quan trọng và đặc biệt của BHTG. Và phải thừa nhận rằng, tính an toàn hệ thống ngân hàng trước hết là vì lợi ích của người gửi tiền - đối tượng dễ bị “tổn thương” nhất trước những biến động của thị trường tài chính, vì vậy càng phải coi BHTG có một vai trò quan trọng đặc biệt.
Ở Việt Nam, tổ chức BHTG được thành lập với kỳ vọng rất lớn là bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng nhưng lại không đủ vốn cho nó hoạt động . Lý do không tăng đủ vốn cho tổ chức BHTG có lẽ không phải là do ngân sách quá hạn hẹp, mà do cơ chế chính sách chưa ra đời kịp thời. BHTGVN hoạt động chưa có luật nên năng lực thể chế của BHTG còn yếu. Từ kinh nghiệm của các nước, phải tới khi khủng hoảng mới thực hiện cải cách, ,việc tăng vốn điều lệ cho BHTG là một trong những việc làm cần thiết để “phòng bệnh” ngay từ đầu và nhằm tăng cường, củng cố sức mạnh niềm tin công chúng, góp phần ổn định thị trường tài chính, vực dậy nền kinh tế để tiếp tục con đường tăng trưởng bền vững.
Các tin khác
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm: Kiên định mục tiêu, quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2025
Sáng ngày 11/7/2025, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
Công đoàn BHTGVN triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025
Chiều ngày 11/7/2025, Công đoàn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
Đoàn Thanh niên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025
Chiều ngày 11/7/2025, Đoàn Thanh niên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Tây Bắc Bộ: Vững vàng với sứ mệnh bảo vệ người gửi tiền
Phát huy tích cực vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tại cơ sở, trong 6 tháng đầu năm...
Ngành Ngân hàng chung tay ủng hộ 82 tỉ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
Sáng 14/7/2025, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận kinh phí ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng.