Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Nhìn ra thế giới

Cải tiến thủ tục chi trả tiền gửi được bảo hiểm tại Kazakhstan

Thứ 2 , 13/11/2023
Tại Kazakhstan, Quỹ bảo hiểm tiền gửi Kazakhstan (KDIF) được thành lập năm 1999 theo Nghị quyết 393 của Ngân hàng Quốc gia nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính, củng cố niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng thông qua cơ chế chi trả cho người gửi tiền trong trường hợp xảy ra đổ vỡ ngân hàng.

Theo Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) của Kazakhstan, KDIF có chức năng chi trả cho người gửi tiền được bảo hiểm trong trường hợp thanh lý bắt buộc ngân hàng thành viên của hệ thống BHTG theo cách thức và thời hạn do pháp luật quy định. Các tổ chức tham gia BHTG tại Kazahstan bao gồm tất cả ngân hàng nhận tiền gửi cá nhân, ngoại trừ các ngân hàng Hồi giáo. Ba năm qua, đã có những cải tiến về chất lượng trong quy trình chi trả tiền bảo hiểm tại Kazakhstan.

Trước tiên, có thể kể tới việc thời điểm phát sinh nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm đã được rút ngắn đáng kể. Trước đây, người gửi tiền phải đợi tới 4-5 tháng sau khi ngân hàng bị thu hồi giấy phép mới được nhận tiền bồi thường, do KDIF chỉ có thể chi trả sau khi hoàn tất thủ tục thanh lý bắt buộc ngân hàng. Tới nay, việc chi trả bảo hiểm không vượt quá 35 ngày làm việc kể từ ngày thu hồi giấy phép của ngân hàng, bất kể tiến trình tố tụng của tòa án. Trên thực tế, trong 1 số trường hợp, người gửi tiền của ngân hàng Tengri, ngân hàng Asia Credit và ngân hàng Capital Kazakhstan đã được chi trả trong vòng 6-8 ngày làm việc kể từ ngày ngân hàng bị thu hồi giấy phép hoạt động. Đây là một ví dụ về việc tuân thủ thông lệ quốc tế tốt nhất trong việc chi trả tiền gửi theo Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả của Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI).

Bên cạnh đó, trong vòng 1 tuần lễ đầu tiên, người gửi tiền tại các ngân hàng đã được chi trả từ 66% đến 74% tổng số tiền được chi trả bảo hiểm. Từ năm 2021, KDIF đã áp dụng các biện pháp để xác định danh sách sơ bộ các ngân hàng đại lý phục vụ chi trả theo định kỳ nửa năm một lần. Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng đại lý sẽ được lựa chọn từ danh sách sơ bộ đã được phê duyệt trước.

Thứ hai, thời hạn nộp đơn xin trả tiền bảo hiểm hiện nay là 1 năm kể từ thời điểm bắt đầu chi trả. Việc tối ưu hóa thời hạn chi trả giúp đơn giản hóa thủ tục nộp đơn, người gửi tiền có thể lựa chọn hình thức nộp đơn linh hoạt bằng cách trực tiếp hoặc  gián tiếp thông qua chi nhánh ngân hàng đại lý gần nhất.

Thứ ba, cơ chế chuyển số tiền gửi không người nhận vào tài khoản lương hưu tại UAPF (Quỹ hưu trí tích lũy thống nhất) tại Kazakhstan đã được triển khai kể từ năm 2021. Cơ chế này là bước tiến trong việc tối ưu hóa quy trình chi trả tiền bảo hiểm và lần đầu tiên xuất hiện trong thực tiễn quốc tế. Ví dụ: ở các quốc gia như Canada và Hoa Kỳ, số tiền gửi chưa có người nhận sau một thời gian nhất định sẽ được chuyển cho ngân hàng Trung Ương hoặc cơ quan Chính phủ khác để bảo lưu. Ở Ireland, Anh và Nhật Bản, các quỹ đặc biệt được tạo ra để quản lý các khoản tiền chưa có người nhận, nhằm phân phối thêm tiền cho phúc lợi cộng đồng và các chương trình từ thiện khác. Tại Kazakhstan, nhờ áp dụng một thủ tục duy nhất để hoàn trả số tiền chưa có người nhận, khoảng trên 270 nghìn nhà đầu tư đã nhận được hơn 830 triệu tenge (gần 1,8 triệu đô la Mỹ) vào tài khoản lương hưu. Cần lưu ý rằng số tiền hoàn trả được chuyển cho UAPF dưới hình thức đóng góp lương hưu tự nguyện và được miễn thuế. Bên cạnh đó, thu nhập đầu tư được tích lũy vào tổng số tiền được chuyển.

Trên thực tế, mặc dù các phương tiện truyền thông đưa tin rộng rãi, người gửi tiền vẫn không vội vàng nộp đơn xin trả tiền bảo hiểm trong thời gian chi trả, mà chủ yếu là nhà đầu tư có số tiền nhỏ trong tài khoản. Cơ chế chuyển tiền sang quỹ hưu trí  giúp chi trả cho những nhà đầu tư thụ động nhất và giúp họ giữ lại khoản tiết kiệm nhiều nhất có thể.

 Thứ tư, sau khi hết thời hạn chi trả tiền bảo hiểm mà số tiền không người nhận đã được chuyển sang UAPF, KDIF tiếp tục chấp nhận đơn xin chi trả từ những người gửi tiền đã trễ thời hạn nhận tiền bảo hiểm với lý do chính đáng. Các lý do hợp lệ bao gồm:

Người gửi tiền nhập ngũ

Người gửi tiền ở nước ngoài;

Người gửi tiền chịu thi hành án trong tù;

Nhận thừa kế của người gửi tiền;

Các trường hợp khác do tòa án quy định.

Với những lý do hợp lệ kể trên, nhà đầu tư sẽ nộp đơn đăng ký dưới hình thức văn bản và các giấy tờ liên quan cho KDIF và được xử lý trong vòng 5 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ, tiền hoàn trả sẽ được KDIF chuyển vào tài khoản ngân hàng của người gửi tiền.

Ngoài ra, KDIF thực hiện nâng cao nhận thức công chúng và phổ biến kiến thức thông qua hình thức đăng tải trên các phương tiện truyền thông như, các công cụ như sản phẩm truyền thông đượcin ấn, mạng xã hội,trên website của KDIF với những thông tin chất lượng, cập nhật về thủ tục chi trả đối với mỗi sự kiện chi trả ở từng giai đoạn: trước, trong thời gian chi trả, trước và sau khi hoàn thành quá trình chi trả, cũng như khi chuyển số tiền chưa có người nhận sang UAPF.

Đồng thời, KDIF liên tục bắt kịp các xu hướng quốc tế, bao gồm cả trong lĩnh vực chuyển đổi số. Trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, các ngân hàng đang tích cực phát triển các dịch vụ trực tuyến và phần lớn người dân đã sử dụng các ứng dụng di động mà không cần đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng. Không đứng ngoài xu thế đó, KDIF liên tục cải tiến và số hóa các quy trình cốt lõi, là yếu tố then chốt nhằm giảm thiểu thủ tục giấy tờ, nâng cao chất lượng và thuận tiện đối với người gửi tiền và ngân hàng thành viên. Chủ tịch hội đồng quản trị KDIF - ông Adil Utembayev nhận định: “Sự phát triển của công nghệ và những thay đổi cần thiết về mặt lập pháp có thể nâng cao hiệu quả của việc chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền, đảm bảo sự thuận tiện và giảm thời gian thực hiện”.

KDIF cũng nỗ lực tuân thủ Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả của IADI, tiệm cận các thông lệ tốt nhất trên toàn cầu và sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả vì lợi ích của người gửi tiền tại các ngân hàng Kazakhstan.

TH

Ý kiến bạn đọc (0)

Các tin khác

Quỹ Bảo hiểm tiền gửi Kosovo công bố Kế hoạch Chiến lược giai đoạn 2025–2029
Quỹ Bảo hiểm tiền gửi Kosovo công bố Kế hoạch Chiến lược giai đoạn 2025–2029

Quỹ Bảo hiểm tiền gửi Kosovo (DIFK) mới đây đã công bố Kế hoạch Chiến lược giai đoạn 2025–2029. Theo đó, Kế hoạch đặt ra các mục tiêu chiến lược nhằm củng cố hệ thống bảo hiểm tiền gửi, đảm bảo sự ổn định tài chính và thúc đẩy phát triển kinh tế của nước Cộng hòa Kosovo.

Viện ổn định tài chính công bố Báo cáo tổng kết năm 2024
Viện ổn định tài chính công bố Báo cáo tổng kết năm 2024

Trong Quý 1/2025, Viện Ổn định tài chính (FSI) đã công bố Báo cáo tổng kết năm 2024....

Hàn Quốc tăng gấp đôi hạn mức bảo hiểm tiền gửi
Hàn Quốc tăng gấp đôi hạn mức bảo hiểm tiền gửi

Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc (KDIC) đã tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi từ mức 50 triệu KRW (khoảng 34.600 USD) lên 100 triệu KRW (khoảng 69.200 USD).

Philippines tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm
Philippines tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm

Từ ngày 15/3/2025, hạn mức trả tiền bảo hiểm tại Philippines đối với các khoản tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sẽ được tăng gấp đôi từ 500.000 PHP (tương đương 8800 USD) lên 1 triệu PHP (17.500 USD) cho một người gửi tiền tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

IADI công bố báo cáo tóm tắt Hội thảo về xử lý ngân hàng năm 2024
IADI công bố báo cáo tóm tắt Hội thảo về xử lý ngân hàng năm 2024

Tháng 3 vừa qua, Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI) đã công bố báo cáo tóm tắt Hội...

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Chi nhánh BHTGVN khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Giao lưu thể thao chào mừng Đại hội Đảng các cấp của BHTGVN
  • Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng
  • Đại hội các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
  • Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên tại Đảng bộ chi nhánh BHTGVN tại TP Hà Nội
  • Đảng bộ Chi nhánh BHTGVN tại TP. HCM: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực thi chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”
  • Chi bộ Nghiên cứu tổng hợp và Hợp tác quốc tế tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027
  • Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam
  • Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025
  • NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT
Quản lý ấn phẩm
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 51 - Quý I năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ